Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

Bài học Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp các em nắm được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. Đồng thời rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. eLib đã biên soạn bài học này để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1.1. Ví dụ

Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm nhận vật:

Bài học đường đời đầu tiên

- “Chao ôi, tôi có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôị Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi…”

 - “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình..”

(Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

1.2. Kết luận

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục... của nhân vật

2. Luyện tập

Câu 1. Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Gợi ý làm bài:

- Những câu thơ miêu tả bên ngoài: 

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

... cồn nọ bụi hồng dặm kia"

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

.... kêu quanh ghế ngồi"

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong:

"Bên trời góc bể bơ vơ,

.... đã vừa người ôm"

- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.

- Nhận xét: Miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hoạt động, ngôn ngữ, màu sắc... có thể quan sát trực tiếp.

- Miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật... những gì quan sát được một cách trực tiếp.

Câu 2. Tại sao khi viết về đề bài Tâm trạng của em sau khi gây ra một chuyện có lỗi với bạn, người viết phải miêu tả nội tâm?

Gợi ý làm bài:

Phải miêu tả nội tâm vì đề bài yêu cầu làm nổi bật tâm trạng của người viết sau khi gây ra một chuyện có lỗi với bạn. Tâm trạng chính là đối tượng của miêu tả nội tâm nhân vật.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM