Phân tích Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki

Tiểu thuyết “ Thời thơ ấu”- một trong ba cuốn tiểu thuyết tự thuật của nhà văn Mac-xim Go-ro-ki cũng lấy nguồn cảm hứng ấy. Tình cảm hồn nhiên, mãnh liệt ấy vượt lên trên rào cản về giai cấp để những trái tim bé nhỏ, hồn nhiên đồng cảm và bù đắp những bất hạnh của số phận. Nhà văn cũng ngợi ca tình bà cháu sâu nặng của A-li-o-sa. Sau đây là những bài văn mẫu các em có thể tham khảo trước những băn khoăn về đề bài này. Chúc các em thành công! 

Phân tích Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki

1. Lập dàn ý phân tích tác phẩm Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả và đoạn trích Những đứa trẻ

Những đứa trẻ là một đoạn trích được trích trong tác phẩm Thời thơ ấu của Mác – xim Go-rơ-ki và là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Những đứa trẻ nói đến cuộc sống của một đứa trẻ khi không có cha mẹ và sự khổ cực, thiếu thốn tình yêu, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm.

b. Thân bài: Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ

Khái quát về nội dung của đoạn trích:

– Đoạn trích kể về cậu bé tên là Aliosa là một cậu bé bất hạnh, cuộc đời em trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Cha mẹ chẳng may qua đời từ khi Aliosa còn rất nhỏ, để lại mình em đơn độc giữa dòng đời nhiều sóng gió. Cậu bé ở với ông bà ngoại. Nhưng ông ngoại em lại là người nóng nảy và có khuynh hướng bạo lực. Nhưng bù lại em có bà ngoại . Bên cạnh đó, có những đứa trẻ con của một vị đại tá hách dịch, hàng xóm nhà bà em, chúng chính là bạn cũng là niềm vui cho tuổi thơ dữ dội của cậu bé được an ủi phần nào.

Phân tích tình huống truyện:

– Mở đầu đầu đoạn trích tác giả kể về sự gặp gỡ tình cờ của cậu bé Aliosa với những đứa trẻ con nhà đại tá, khi cậu bé đang ngồi đu mình trên một cành cây cao.

– Tại sao cậu bé Aliosa lại muốn được chơi với những đứa trẻ nhà đại tá? Vì cậu bé cảm thấy cô đơn, không có bạn bè. Cậu bé say mê nhìn những đứa trẻ và ước mơ được chơi chung với chúng.

– Tình huống làm quen và kết bạn như thế nào? Rồi một lần Aliosa đã có cơ hội để có thể tiếp cận lũ trẻ con nhà đại tá. Lần đó đứa em út con nhà đại tá bị ngã xuống giếng Aliosa đã cùng hai người anh của nó cứu nó thoát khỏi chiếc giếng đó, khiến cho bọn trẻ rất nể phục và hàng rào ngăn cản chúng đã được tháo bỏ.

– Lời mời gọi đầu tiên thể hiện điều gì? “Xuống đây chơi với tớ” đó là lời mời mà cậu bé Aliosa mong chờ từ rất lâu. Cũng kể từ đây, Aliosa và bọn trẻ chơi với nhau vô cùng thân thiết xóa tan mọi rào cản, nghi ngại.

– Tình bạn của bọn trẻ chứng tỏ điều gì? Chúng ngồi bên nhau cùng nghe Aliosa kể chuyện cổ tích. Tất cả đều rất vui vẻ háo hức, đó là những khoảng khắc hạnh phục nhất đời của cậu bé Aliosa.

– Sự xuất hiện đột ngột của lão đại tá, sự cấm đoán của lão đối với Aliosa nói lên điều gì? Nhưng những giờ phút hạnh phúc đó nhanh chóng tan biến, như mưa bóng mây, lão đại tá trở về nhà và nhìn thấy Aliosa liền giận dữ đuổi cậu bé và cấm từ nay không cho chú bé được qua lại với con mình.

– Hành động khoét lỗ lên hàng rào của bọn trẻ nói lên điều gì? Tình bạn giữa cậu bé và những đứa trẻ con nhà đại tá vô cùng trong trẻo, thánh thiện nên không có gì ngăn trở được chúng đến với nhau.

– Tình bạn thân thiết của bọn trẻ đáng trân trọng như thế nào? Những chú chim nhỏ thật tội nghiệp, một tình bạn ngây thơ, trong sáng lại bị chia cắt, cấm cản bởi thói đời phân chia giai cấp sang - hèn, bởi sự tính toán, mưu mô của người lớn.

c. Kết bài:

– Nêu vắn tắt cảm nghĩ về tác phẩm: Bằng lối viết chân thật, giản dị, xúc động tác giả đã kể lại quãng đời tuổi thơ của mình với những lời văn sâu sắc, vừa xen lẫn sự tủi nhục, buồn khổ vừa có sự ngây thơ, trong sáng. Tình bạn của ông là một dấu ấn khó quên đối với người đọc khi xem cuốn hồi ký này.

2. Phân tích tác phẩm Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki

Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn hiệu thực xuất sắc của nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tên thật của ông là A-lếc-xây Pê-scôp, gọi thân mật là A-li-ô-sa. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ- ni Nô-vơ-gô-rôt (sau có thời đổi tên là thành phố Go-rơ-ki), trong một gia đình lao động nghèo, bố làm nghề thợ mộc. Chú bé A-li-ô-sa trải qua tuổi ấu thơ nhiều cay đắng, tủi nhục, phải tự lực kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau khi mới mười một tuổi.

Nhà văn sáng tác rất nhiều, gồm các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người mẹ (1906-1907), bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916) Những trường đại học của tôi (1923)…

Thời thơ ấu là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (tôi). Tác giả tự kể chuyện đời mình. Mở đầu tác phẩm là chuyện bố mất, khi A-li-ô-sa mới ba tuổi. Chú bé về ở với ông bà ngoại vì mẹ đi lấy chồng khác. A-li-ô-sa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt, sớm phải chứng kiến trong gia đình những cảnh dời nhức nhối. Ông ngoại Va-xi-li Ca-si-rin là người khó tính, tàn nhẫn, hay đe doạ và đối xử với cháu bằng roi vọt. Hai người cậu thì luôn chửi bới và đánh nhau vì tranh chấp gia tài. Lão đại tá góa vợ ốp-xi-an-ni-cop hàng xóm thì hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới… Nhưng A-li-ô-sa cũng gặp những người tốt bụng. Chú được sống trong sự che chở và tình thương yêu của bà ngoại A-cu-li-na I-va-nôp-na. Bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp. Bác thợ Xư-ga-nôc có lần đỡ đòn cho A-li-ô-sa nên cả cánh tay bị bầm tím. Những đứa trẻ vừa tội nghiệp vừa đáng yêu con của đại tá Ôp-xi-an-ni-côp rất mến A-li-ô-sa… Tác phẩm kết thúc bằng sự kiện mẹ cậu bé qua đời, lúc cậu mới lên mười.

Bài văn này trích ở chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu. Nhà văn thuật lại tình bạn thân thiết nảy sinh giữa cậu bé A-li-ô-sa với mấy đứa trẻ hàng xóm mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương, bất chấp những cản trở trong quan hệ giai cấp và tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.

Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Hai nhà thuộc hai thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang. Vì thế, viên đại tá không cho mấy đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. Do A-li-ô-sa góp sức cứu đứa con nhỏ của ông ta bị rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ yêu thích A-li-ô-sa và rủ cậu sang vườn chơi.

A-li-ô-sa đã mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác. Cậu thường bị ông ngoại đánh đòn. Chỉ có bà ngoại là người hiền hậu, hết lòng vêu thương, che chở cho cậu. Qua trò chuyện, A-li-ô-sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chết, chúng phải sống với dì ghẻ và cũng thường xuyên bị cấm đoán, bị đánh đòn…

Do hoàn cảnh giống nhau là đều thiếu tình thương nên A-li-ô-sa nhanh chóng kết thân với mấy đứa trẻ kia. Tình bạn trong sáng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng A-li-ô-sa, khiến mấy chục năm sau, khi đã trở thành nhà văn M.Gor-ki, ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.

Trước khi làm quen, mỗi lần nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ thấy: Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau.

Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.

Tuy bị ngăn cấm vì không cùng đẳng cấp nhưng bọn trẻ vẫn lén gặp nhau để chuyện trò tâm sự. Chúng giống nhau ở chỗ đứa nào cũng bị đối xử hà khắc và không có niềm Vui tuổi thơ.

Khi mấy đứa trẻ kể cho A-li-ô-sa biết mẹ chúng đã chết, chúng phải sống với dì ghẻ, cậu bé thấy cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại… Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy bóng diều hâu.

Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích. Cậu chỉ biết an ủi các bạn: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! Thằng lớn có vẻ nghi ngờ: Chết rồi cơ mà, về làm sao được… A-li-ô-sa như chìm trong thế giới cổ tích. Cậu nói với các bạn như nói với chính mình: Không được ư ? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy.
Khi đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện và vặn hỏi mấy đứa con rằng: Đứa nào gọi nó sang ? A-li-ô-sa thấy cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà. Cảnh ấy khiến cậu bé nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn hình ảnh so sánh vừa miêu tả chính xác dáng dấp bên ngoài tội nghiệp của ba đứa trẻ và phần nào thế hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị cha áp chế, sợ hãi lẳng lặng theo nhau vào nhà, chẳng dám hé răng. A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống hoàn toàn thiếu tình thương của các bạn nhỏ.

Chú bé cảm thấy mình may mắn hơn chúng vì còn có người bà nhân hậu. Bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe và chú kể lại cho các bạn, chỗ nào quên thì chạy về hỏi bà. Khi đứa con lớn của viên đại tá trầm ngâm bảo: Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt… thì A-li-ô-sa nhận xét: Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này mội trăm năm, chứ không phải mười một năm.

Không chỉ lời nói mà còn hình dáng, ánh mắt của mấy người bạn nhỏ đọng lại trong trái tim, khiến cho nhà văn sau bao nhiêu năm cũng chẳng thể nào quên:

Tồi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đến trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lởn hơn cả… 

Qua đoạn trích, chúng ta thấy A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng đã biết thương người, biết an ủi, san sẻ nỗi bất hạnh của các bạn gần như cùng cảnh ngộ. Rõ ràng, sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ. Tình bạn ấy là của cải tinh thần vô giá trong cuộc sống tinh thần của mỗi con người.

3. Cảm nghĩ của em về Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki

Tình bạn trong sáng hay tình bà cháu sâu nặng là nguồn sức mạnh nâng đỡ tâm hồn tuổi thơ. Nhà văn Mac-xim Go-ro-ki cũng ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ ấy trong chương IX “ Những đứa trẻ” trích trong tiểu thuyết “ Thời thơ ấu”.

Tình bạn tuyệt đẹp giữa A-li-o-sa và ba đứa con của đại tá Op-xi-an-ni-cop đó không chỉ là tình cảm ngẫu nhiên mà đó là điều tất yếu. Đó là một trái tim nhân hậu của A-li-o-sa một lần tình cờ cùng hai đứa lớn kéo dây gàu lên và cứu sống thằng em nhỏ do chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, tình bạn được nảy mầm một cách tự nhiên như thế. Nhưng tình cảm bền chặt đó càng lớn dần lên khiến tác giả chưa một lần quên khi tự thuật về tuổi thơ của mình. Bốn đứa trẻ chơi với nhau, ở gần nhau chúng thấy bạn của mình cũng trải qua nhiều bất hạnh. Tâm hồn trẻ thơ tìm đến nhau cũng chính là tìm kiếm sự đồng cảm, sẻ chia. Chúng bên nhau như keo sơn, ruột thịt, vắng bóng những người bạn, cậu bé A-li-o-sa mong đợi xa xiết và đếm thời gian một cách chán nản: “ Có đến một tuần không thấy ba anh em nhà ấy ra sân chơi”. Tiếng gọi thân mật của thằng anh lớn xóa bỏ rào cản của giai cấp để chúng trở nên gần nhau hơn: “ Xuống đây chơi với chúng tớ!”. Tình bạn trẻ thơ chân thành có khi được thể hiện một cách giản dị như thế. Chúng tâm sự, trò chyện với nhau về hoàn cảnh gia đình mình. Đồng cảnh ngộ mồ côi mẹ, lại hay bị người lớn đánh đập, những đứa cảm thấy cần nhau hơn. A-li-o-sa cảm thông khi thấy những đứa bạn lắng nghe chuyện cổ tích “ chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” . Nếu cậu bé A-li-o-sa ngây thơ tin vào thế giới cổ tích nhiệm màu rằng người chết sẽ sống lại thì thằng anh lớn nhận rõ hiện thực không xảy điều đó. “ Đấy là những chuyện cổ tích…”. Cậu bé có lẽ cũng cảm nhận được nỗi buồn, cay đắng không gì khỏa lấp được khi vắng bóng mẹ.

Sự im lặng, “ thằng nhỏ nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia chống khuỷu tay lên đầu gối…ấn em nó cúi xuống”. Không khí trầm buồn chưa bị cắt ngang bởi một ông già- ông đại tá già, một thử thách đặt ra cho tình bạn khi người cha già dữ dằn cấm đoán khiến mấy đứa trẻ vừa sợ hãi, buồn “ lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà” như “ những con ngỗng ngoan ngoãn”. Hình ảnh so sánh chính xác khắc họa hình tượng đáng thương của những đúa trẻ đã quen bị chèn ép, roi vọt.Còn với A-li-o-sa, “ ông ta nắm chặt lấy vai, giơ ngón tay dọa”, làm cậu sợ phát khóc. Sức mạnh mãnh liệt của tình bạn không gì chia cắt nổi, dù đó là những trận đòn của ông đại tá hay ông ngoại. “ Tôi vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cảm thấy rất vui thích”. Chúng còn tạo ra một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào và cẩn thận “ đứng canh đề phòng ông đại tá bất chợt gặp chúng tôi”. Những cuộc gặp gỡ chuyện trò vẫn tiếp diễn như trước và chẳng bao giờ chúng nói về bố và dì ghẻ. Chi tiết ngộ nghĩnh trong trích đoạn, khi A-li-o-sa kể lại những chuyện bà đã kể, “ quên chỗ nào,... chạy về nhà hỏi lại bà”. Tình cảm đó thật vô tư, trong sáng.

Bên cạnh tình bạn bền chặt, tuổi thơ của nhà văn còn hạnh phúc khi được sống trong tình thương của người bà hiền hậu. Những câu chuyện cổ tích bà kể nuôi dưỡng tâm hồn thơ ngây của A-li-o-sa giúp cậu không mất niềm tin vào cuộc đời. Cậu may mắn hơn những người bạn của mình bởi chúng chẳng được ai trong gia đình chở che, đùm bọc. Tiếng thở dài của thằng lớn khi nghe A-li-o-sa kể về bà mình, khiến ta không khỏi nghĩ ngợi: “ Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...”. Lời nói vẫn bình dị, kết thúc bằng dấu chấm lửng, gợi những nỗi buồn xa xăm thẳm sâu trong cặp mắt cậu.

Qua đoạn trích “ Những đứa trẻ” nhà văn người Nga giúp ta nhận thấy vẻ đẹp của tình bạn tuổi thơ đẹp đẽ và tình bà cháu nồng đượm. Đó chính là nguồn động lực sưởi ấm tâm hồn và thời ấu thơ bất hạnh.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM