Soạn bài Bếp lửa Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Bếp lửa Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, gần gũi mà thiêng liêng. Qua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và bếp lửa. eLib đã biên soạn nọi dung bài thơ này bám sát chương trình SGK Ngữ văn 9. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Bếp lửa Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Hình tượng cái tôi trữ tình dù gần với thực tế đến đâu cũng vẫn là kết quả sáng tạo của nhà thơ nhằm biểu hiện tư tưởng và cảm xúc. Nó mang ý nghĩa rộng hơn bản thân tác giả, mang tư tưởng và cảm xúc có giá trị phô quát.

- Phần mở đầu (ba dòng đầu tiên): là hình ảnh bếp lửa, là cái cớ để khơi nguồn dòng cảm xúc, hồi tưởng về bà. Phần hai (Bốn khổ tiếp theo: Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng)-, tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ sông bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Phần ba (Hai khổ thơ tiếp theo Lận đận đời bà… bếp lửa): là những suy ngẫm về cuộc đời bà. Phần bốn (khổ cuối): thể hiện lòng thương nhớ bà khôn nguôi của đứa cháu đang đi xa, đã trưởng thành.

2. Soạn câu 2 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Dòng hồi tưởng bắt đầu với hình ảnh bếp lửa thân thương.

- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” vừa rất thực, là hình ảnh ngọn lửa bập bùng hắt bóng lên vách mỗi buổi sốm mai, vừa có cảm giác như là hình ảnh được bao phủ bởi sương khói hoài niệm. Bắt đầu từ hình ảnh gợi nhớ ấy, những kỉ niệm nối tiếp ùa về: Đó là kỉ niệm về tuổi thơ nghèo đói, gian khổ bị đè nặng bởi bóng đen của cái đói năm 1945. Đó còn là kỉ niệm về tiếng chim tu hú thiết tha. Tiếng chim quen thuộc ấy khắc sấu trong trí nhớ ngưới cháu vì nó gắn với những câu chuyện của bà, vì nó gợi ra tình cảnh vắng vẻ, nhớ mong của hai bà cháu trong khi “Mẹ cùng cha công tác bận không về”. Trong kí ức của người cháu, cảnh giặc giã tàn phá xóm làng cũng in hằn như một vết cứa xót xa.

- Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

- Nói tóm lại, với Bếp lửa, Bằng Việt đã rất khéo léo kết hợp yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận; giữa hình ảnh thực với những liên tưởng ảo mờ sương khói hoài niệm… Tất cả tạo nên cảm giác vừa cụ thể, gần gũi, vừa vời xa, hư ảo của kỉ niệm. Điều này rất phù hợp với tính chất hồi tưởng, phù hợp với giọng ngọt ngào, êm dịu của bài thơ.

3. Soạn câu 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tấm xuyên suốt cả bài thơ. Bằng Việt đã nhắc tới hình ảnh này 10 lần và mỗi lần đều liên hệ với những kỉ niệm về bà.

- Vì hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm, tình yêu thương khi nhóm bếp lửa lên, tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu.

4. Soạn câu 4 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” thay cho từ “bếp lửa”. “Ngọn lửa” có khả năng khái quát cao hơn. Đến đây, tác giả đã tách lớp nghĩa thực ra khỏi hình ảnh. Không còn là bếp lửa bà vẫn nhen nhóm hằng ngày để thổi xôi, nướng sắn nữa. Đây là ngọn lửa của niềm tin, của tình yêu thương. Nó luôn có sẵn, được ấp ủ trong lòng bà mà không cần nhen nhóm. Ngọn lửa ấy có sức toả sáng và ấm nóng lâu bền hơn, mãnh liệt hơn. Với lốp nghĩa trừu tượng này, hình ảnh ngọn lửa mang lại cho câu thơ một ý vị triết lí sâu xa: tình yêu thương lớn lao của bà có thể sưởi ấm, có thể duy trì và truyền “niềm tin dai dẳng” cho cả những thế hệ mai sau.

5. Soạn câu 5 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà. Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ là tình cảm gần gũi, quen thuộc mà thiêng liêng. Những kỉ niệm về bà in trong tâm trí cháu là những gì bình dị, thân thương nhất. Đó là bếp lửa, là tiếng chim tu hú, là mải nhà tranh… Người bà hiện lên cũng thật gần gũi: “bà kể chuyện cháu nghe, bà dạy cháụ làm, bà chăm cháu học”, nhưng cũng thật lớn lao: bà có đức hi sinh cao cả, ấp ủ trong lòng ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa theo chân cháu suốt cả cuộc đời. Đó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bình dị, hồn hậu, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh thầm lặng.

- Như vậy, tình bà cháu thiêng liêng chính là bưóc khởi đầu cho tình yêu quê hương, đất nước.

6. Soạn câu 1 luyện tập tr 146 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà.

- Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu.

- Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp:

+ Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

+ Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm.

+ Bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!

- Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được ấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với những người bà của mình, những hình ảnh gợi tả những nỗi nhớ mong và sâu sắc vô tận.

Ngày:09/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM