Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thể loại ca dao hài hước. Từ đó, các em sẽ hiểu hơn về cuộc sống của người lao động nghèo khó nhưng luôn tràn đầy tiếng cười. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Tác giả dân gian đã tái hiện về cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng đầy tình nghĩa của người lao động qua việc dẫn cưới và thách cưới không bình thường đó là màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

- Chàng trai dẫn cưới: voi, trâu, bò thế nhưng lại viện đủ lí do để khước từ.

- Cô gái thách cưới “một nhà khoai lang”.

=> Lời thách cưới và dẫn cưới mang tính hài hước chứng minh họ yêu đời, lạc quan. Thể hiện một triết lý nhân sinh: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

- Bài ca dao có giọng hài hước, dí dỏm, đáng yêu vì có những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau:

+ Lối nói khoa trương, vui tươi: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang…

+ Cánh nói đối lập, phủ định: dẫn voi/sợ quốc cấm, dẫn trâu/ sợ họ máu hàn, dẫn bò/ sợ họ co gân, dẫn gà lợn/ khoai lang.

2. Soạn câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Ba bài ca dao 2, 3 và 4 khác với bài ca dao đầu tiên, tác giả tập trung hướng vào việc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

- Vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao:

+ Bài 1: tiếng cười tự trào cười chính mình.

+ Bài 2:

  • Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối.
  • Thủ pháp nghệ thuật: sự kết hợp giữa đối lập và cách nói dí dỏm.
  • Đối lập với "làm trai" và "sức trai" là "Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng".
  • Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm "khom lưng chống gối" ấy như thế nào mọi người đã rõ.

+ Bài 3:

  • Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lười nhác, không có chí lớn.
  • Thủ pháp tương phản: giữa "chồng người" với "chồng em".

+ Bài 4:

  • Đối tượng là những phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
  • Thủ pháp nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian.

3. Soạn câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Ca dao hài hước thường xuyên vận dụng đa dạng những thủ pháp nghệ thuật.

- Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.

- Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập.

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm ý sâu sắc.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 92 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Cô gái đã thách cưới một cách thông minh, khéo léo và đầy hài hước.

- Cô gái không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo.

- Cô gái tỏ ra vui vẻ, thích thú.

- Cô gái vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời.

=> Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu và đáng trân trọng vì họ vô tư, hồn nhiên, lạc quan ngay trong cảnh nghèo.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 92 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Tử vi xem số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

- Hòn đất mà biết nói năng,

Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.

- Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng

Có ai lấy tớ thì khiêng tớ vào.

- Làm trai rửa bát quét nhà,

Vợ gọi thì: Dạ, bẩm bà tôi đây!.

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM