Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử vĩ đại vì ông đã có nhiều đóng góp cho đất nước trên mọi phương diện:

  • Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược

  • Là bậc đại thần trung hiếu, luôn lo nghĩ cho dân cho nước

  • Để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị cho lịch sử nước nhà

2. Soạn câu 2 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Cảnh ngày hè: bức tranh ngày hè rực rỡ, ngập tràn sức sống, thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng thương dân yêu nước

  • Côn Sơn ca: cảnh trí tươi đẹp của Côn Sơn, sự giao hòa với thiên nhiên của tác giả

  • Đại cáo bình Ngô: tổng kết lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tố cáo tội ác của kẻ thù và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

3. Soạn câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Qua hai câu Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương ta thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi: Những giờ phút thanh nhàn hiếm hoi, ông vẫn một lòng nghĩ cho dân, cho nước. Nhịp điệu câu thơ như chậm lại trong sự chiêm nghiệm, triết lí của nhà thơ. Nguyễn Trãi đã bày tỏ mong ước có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy lên khúc ca ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

4. Soạn câu 4 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nội dung văn chương: Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Bên cạnh đó là tình yêu dành cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống --> Cảm hứng nhân đạo của tác giả.

- Nghệ thuật: ngôn ngữ chính luận, nhà thơ khai sáng văn học tiếng việt, với sáng tác bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM