Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài "Lẽ ghét thương" dưới đây sẽ giúp các em nắm được những nội dung chính của bài học. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tìm hiểu tác phẩm một cách cụ thể. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 SGK trang 48 Ngữ văn 11 tóm tắt

- Những điều ông Quán ghét:

+ Đời Kiệt, Trụ thì hoang dâm vô độ ( vua Trụ lấy rượu chứa thành ao, lấy thịt heo treo thành rừng rồi cho bọn con trai, con gái thỏa sức ăn chơi, xem đó là thú vui).

+ Đời U, Lệ thì đa đoan, lắm chuyện rắc rối ( U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp có thể sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấm lụa - vì Bao Tự thích nghe tiếng lụa xé).

+ Đời Ngũ bá, thúc quý thì lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.

=> Tất cả các triều đại đó đều có một điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa thì say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

- Lẽ thương của ông Quán: Thương đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, các ông Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

=> Tất cả đều là những người có đức, có tài và nhất là có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt nguyện ý.

2. Soạn câu 2 SGK trang 48 Ngữ văn 11 tóm tắt

- Đoạn trích thành công và đặc sắc hơn khi sử dụng cặp từ "ghét - thương":

+ Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối một cách linh hoạt và hài hòa.

+ Phép lặp cũng được vận dụng một cách linh hoạt từ hai từ "ghét - thương" đã giúp làm biểu hiện trở nên nổi bật, phân minh tình cảm của tác giả rõ ràng.

+ Thương và ghét của tác giả rành rọt, cụ thể, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung.

=> Tăng cường độ của cảm xúc như sau: Yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt.

3. Soạn câu 3 SGK trang 48 Ngữ văn 11 tóm tắt

- Câu thơ ở phần đầu đoạn trích "vì chưng hay ghét cũng là hay thương" thể hiện việc yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ:

+ Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập.

+ Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le.

+ Tình cảm yêu - ghét đan xen, nối tiếp nhau, hòa nhập vào cuộc đời, với nhân dân: Đỉnh cao của tư tưởng, tình cảm của tác giả.

⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cảm xúc sâu sắc và nồng đượm từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết

4. Soạn câu luyện tập SGK trang 48 Ngữ văn 11

- Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bộ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.

+ Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc. Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau. 

+ Câu thơ mang tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc. Ghét không phải vì muốn ghét, vì căm tức mà lẽ ghét sinh ra từ lẽ thương. Càng thương cái tốt đẹp, nhân nghĩa bao nhiêu thì càng ghét cái bạo lực, hung tàn, ích kỷ bấy nhiêu.

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM