Soạn bài Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về luyện nói kể chuyện. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em biết cách lập dàn bài cho đề luyện nói kể chuyện. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Đề 1: "Kể về một chuyến về quê"

- Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em.

- Thân bài: kể về chuyến về quê.

+ Trên đường về:

  • Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi không về.
  • Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường.
  • Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn.

+ Khi về đến quê:

  • Cơ sở vật chất: Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối; Nhà cửa được sửa mới; Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại; Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt; Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới toanh, có tòa nhà cao;… Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
  • Đời sống con người: Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn; Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;…; Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn; Người dân được khám chữa bệnh tại bệnh viện; vui chơi tại khu vui chơi;…

+ Khung cảnh làng quê:

  • Thanh bình êm ả.
  • Cánh đồng thẳng cánh cò bay hút tầm mắt.
  • Lũy tre làng rủ xuống hai bên đường.

+ Tình cảm mọi người ở quê đối với em:

  • Mừng rõ đón chào.
  • Tặng quà, dẫn đi chơi, nấu những món ăn đặc sản ở quê.

- Kết bài:

+ Cảm xúc của em khi về quê.

+ Mong muốn và dự định trở lại.

b. Đề 2: “Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử”

- Mở bài: Lí do của cuộc đi thăm di tích lịch sử: do ai tổ chức, đi vào thời gian nào, tên của di tích.

- Thân bài: Diễn tiến cuộc đi thăm di tích:

+ Tả khung cảnh của di tích: khung cảnh bao quát, cụ thể.

+ Kể lại điểm chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi khiến em ấn tượng.

- Kết bài:

+ Cảm nghĩ, tình cảm của em sau chuyến đi.

+ Gắn bó, yêu thương mọi người nhiều hơn (hoạt động tập thể)

+ Hiểu và hiểu thêm về những địa điểm của quê hương, đất nước.

c. Đề 3: "Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn"

- Mở bài: Giới thiệu chung thời gian, gia đình liệt sĩ nào, em đi cùng ai?

- Thân bài:

+ Mục đích cuộc thăm hỏi.

+ Lần đầu vào gia đình người liệt sĩ, lòng em có thấy buồn, thương cảm hay không?

+ Sự việc diễn ra: lời chào, thái độ, hỏi thăm sức khỏe, tặng quà, giúp đỡ gia đình một số việc.

- Kết bài: Sau cuộc thăm hỏi, em tự thấy cuộc đời có rất nhiều số phận đáng thương. Em cảm phục sự hy sinh vì đất nước của những người liệt sĩ. Từ đó hiểu thêm về đạo lí làm người, đạo lí dân tộc.

2. Soạn câu 2 trang 113 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Chia các tổ hoặc các nhóm luyện nói kể chuyện theo dàn bài đã được lập trước đó.

- Khi luyện nói kể chuyện, chúng ta cần chú ý những yêu cầu quan trọng như sau:

+ Nói to, rõ ràng, mạch lạc. Tránh nói tiếng địa phương gây khó hiểu cho người nghe.

+ Mắt không nên nhìn xuống hoặc nhìn lên, nên nhìn thẳng vào người đang nghe.

+ Phong thái tự tin, không nên rụt rè, đứng im một chỗ khi kể.

+ Tuyệt đối không nói như đọc thuộc lòng.

+ Chú ý đến nhịp điệu khi kể, không kể quá nhanh cũng không kể quá chậm.

+ Giọng điệu cần nhấn nhá ở những chỗ quan trọng, cần được nhấn mạnh.

+ Luyện nói kể chuyện cần có yếu tố biểu cảm, nên thể hiện thái độ biểu cảm trên khuôn mặt.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM