Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11 tóm tắt
Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích trong “Những người khốn khổ” của đại thi hào Pháp V. Huy- gô là tác phẩm bất hủ vẫn còn những ý nghĩa to lớn cho đến ngày nay. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Mời các em cùng tham khảo nhé.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, hành động:
a. Giăng Van - giăng
- Lời nói nhẹ nhàng, điềm tĩnh
- Cứu giúp, cưu mang Phăng- tin tận tình
- Khi Phăng- tin chết: bình tĩnh, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn
- Sẵn sàng chịu bắt
→ Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng giống như một đấng cứu thế, cứu rỗi linh hồn. Đối với Gia-ve, Giăng Van-giăng mạnh mẽ, quyết liệt, không sợ cường quyền.
b. Nhân vật Gia-ve
- Xung quanh mũi có một vết nhăn như mõm thú, khi nghiêm thì như chó dữ, khi cười thì như cọp.
- Mắt hắn có những tia nhìn độc ác. Hắn luôn rình mò lấm lét.
- Hắn giống người nhất là khi hắn hút thuốc
→ Gia-ve như một con thú rình mồi, là một con người vô nhân đạo, vô cảm trước nỗi đau của con người.
- Tiếng thét “mau lên” không còn là tiếng người nữa mà là tiếng thú gầm
- Hắn nhìn Giăng Van- giăng bằng cặp mắt như cái móc sắt
- Hắn tóm cổ Giăng Van- giăng. Cái cười ghê tởm phô cả hàm răng
- Hắn quát tháo dù biết Phăng- tin bệnh nặng, tước đoạt đi những niềm vui sống của Phăng- tin
=> Ý nghĩa của biện pháp đối lập: Làm nổi bật sự đối lập giữa hai nhân vật, cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, tình yêu và sự tàn bạo
2. Soạn câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Nhân vật Gia-ve: Gợi lên hình ảnh về một con ác thú rình mồi:
+ Thái độ: Ngay cả khi Phăng-tin nguy kịch vẫn không ngừng quát tháo. Hắn bất chấp lời cầu xin của Giăng Van-giăng, tàn nhẫn nói ra bí mật về con gái Phăng-tin, gián tiếp đẩy Phăng-tin đến cái chết.
- Nhân vật Giăng Van-giăng: Gợi lên hình tượng một đấng cứu thế, một con người của tình yêu, lòng nhân đạo:
+ Chấp nhận hy sinh bản thân mình, ra tự thú để cứu một người bị bắt oan.
+ Giúp đỡ, cưu mang Phăng-tin khi đau bệnh. Xót thương khôn tả trước sự ra đi của Phăng-tin.
+ Qua cảm nhận của bà xơ Xem-pli-xơ: "Lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".
+ Không hề run sợ trước sự tàn bạo của Gia-ve.
3. Soạn câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Đó được gọi là trữ tình ngoại đề
=> Tác dụng:
-
Sử dụng một loạt câu hỏi => Nhấn mạng sự nhân từ của Giăng Van- giăng
-
“Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” => Niềm tin vào ánh sáng của tình thương
-
Bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả, thể hiện ngòi bút lãng mạn đặc sắc
4. Soạn câu 4 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
-
Phăng-tin đã chết rồi nhưng khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt của chị hiện lên "nụ cười không sao tả được”
-
Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" và thì thầm lời hứa với Phăng- tin thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường"
5. Soạn câu 1 luyện tập tr 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng- tin:
-
Bán thân, bán tóc, bán răng để lo cho con
-
Khi mắc bệnh sắp chết, niềm hy vọng cuối cùng và lớn nhất là được gặp lại con, mong con được sống êm đềm, hạnh phúc
=> Đó là người mẹ vĩ đại, hiện thân cho sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng
6. Soạn câu 2 luyện tập tr 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện:
-
Xúc tác cho mạch truyện phát triển, đạt đến cao trào
-
Là nhân vật giúp Gia- ve và Giăng Van- giăng bộc lộ tính cách
7. Soạn câu 3 luyện tập tr 80 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Sự phân tuyến nhân vật có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian ở chỗ có sự đối lập giữa cái tốt- cái xấu, cái thiện- cái ác, tính cách các nhân vật thống nhất từ đầu đến cuối
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Nghĩa của câu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vội vàng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tôi yêu em Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài: Đọc thêm Bài thơ số 28 Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 tóm tắt