Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó các em sẽ nắm được quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất:

+ Số từ “một” được lặp lại ba lần: tư thế sẵn sàng lao động.

+ Danh từ: mai, cuốc, cần => cuộc sống lao động giản dị.

=> Hình ảnh người nông dân gắn với những công cụ lao động giản dị, quen thuộc.

- Nhịp điệu hai câu thơ đầu:

+ Câu 1 nhịp thơ ngắt 2/2/3.

+ Câu 2 nhịp thơ ngắt: 4/3.

=> Sáng tạo hơn so với thơ đường luật. Nhịp thơ cho thấy sự khoan thai, tự tại của chủ thể trữ tình.

- Cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn: ung dung, thanh thản gắn liền với những công cụ lao động quen thuộc, giản dị.

2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét và phân tích hai câu thơ 3 và 4:

- Câu thơ mang đến những quan niệm sống của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta nhận thấy hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đời.

- Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

- “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

- Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

- Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

3. Soạn câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ 5 và 6 như sau:

- Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao".

- Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên:

+ Mỗi mùa một thức: thu - trúc, đông - giá, xuân - hồ sen, hạ - ao.

+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao.

+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên.

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân.

- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh.

- Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Cảm nhận về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua lối sống "nhàn" của tác giả. Đồng thời, hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du, do đó đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên. “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống. Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” : Xem phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mộng hư ảo, đó là cái nhìn của một nhân cách lớn, của một trí tuệ lớn.

5. Soạn câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:

- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là: sống hòa hợp với tự nhiên và xa lánh nơi quyền quý, chốn quan trường để giữ cốt cách thanh cao. Với ông, sống nhàn không có nghĩa là không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cuộc sống nhàn tản của bản thân mà sống nhàn là cuộc sống xa lánh nơi quyền quý, rời khỏi vòng danh lợi, sống hòa hợp với tự nhiên. Cuộc sống như vậy sẽ vất vả nhưng nó đem đến cho ông sự thoải mái trong tâm hồn, giữ được sự thanh sạch trong đời mình.

6. Soạn câu luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ "Nhàn":

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch.

- Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nhà thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch:

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác.

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ.

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao":

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt.

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng.

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao.

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi.

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay.

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý. Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

=> Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM