Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lý có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc. Từ đó, các em có thể phân tích được những bài thơ có sự kết hợp từ nhiều yếu tố. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét hoàn cảnh sống và tâm trạng của tác giả như sau:

- Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng và hoàn cảnh sống qua cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có một số điểm đáng chú ý:

+ Số từ “một… một… một…” cho thấy tác giả chủ động với công việc.

+ Nhịp thơ 2/2/3 tạo sự thảnh thơi, nhàn nhã.

+ Chữ “ai” ở câu thơ thứ hai để nói với người: dù cho người ta có “vui thú nào” thì ông vẫn vui vẻ với cuộc sống thôn dã.

- Hai câu thơ ấy cho ta thấy cuộc sống nhàn nhã ở nơi thôn dã của tác giả. Ông vui vẻ, hài lòng với đời sống “tự cung tự cấp”, đồng thời hai câu thơ cũng cho thấy sự ngông trước thói đời. Ngông ngạo mà không ngang tàng vẫn cứ thuần hậu, nguyên thủy.

2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối:

- Nhà thơ đã sử dụng cụm từ thể hiện không gian "vắng vẻ": là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái tâm hồn.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

+ Chữ “dại” tác giả tự vận vào mình hóa ra là “không dại” vì thời thế khi những kẻ lộng quyền xấu xa hoành hành thì việc rút lui khỏi chốn quan quyền là điều đúng đắn.

+ Chữ “khôn” tác giả dùng cho “người ta” lại là “không khôn”: xã hội lọan lạc, rối ren con sẽ đánh mất nhân phẩm, một mực bon chen, giành giật để đạt danh vọng, trở thành những kẻ xấu như bao kẻ xấu kia.

=> Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

3. Soạn câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét và phân tích nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ 5 và 6:

- Tác giả đã nhắc đến những món ăn vô cùng giản dị, thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sông nhàn ấy là toả sáng nhân cách.

- Hai câu thơ tạo thành bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc.

- Cuộc sống ẩn cư ở nông thôn của tác giả tuy đạm bạc mà không kham khổ, đạm bạc mà thanh cao: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao.

=> Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa bào cũng thong dong, thảnh thơi. Cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, bình yên vô cùng.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Cảm nhận về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Hai câu thơ cuối có sử dụng điển tích về một vị vua nhằm thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng...

- Đây là triết lí của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đòi làm hoen ố.

5. Soạn câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là: sống hòa hợp vời tự nhiên và xa lánh nơi quyền quý, chốn quan trường để giữ cốt cách thanh cao.

- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, để sống hòa hợp với tự nhiên.

- Đây là quan niệm sống tích cực bởi nó hướng con người tới lối sống thiện lành, thông tuệ, vượt lên danh lợi tầm thường.

- Sống nhàn không có nghĩa là không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cuộc sống của bản thân mà là cuộc sống xa lánh nơi quyền quý, rời khỏi vòng danh lợi, sống hòa hợp với tự nhiên.

- Cuộc sống như vậy tuy giản dị nhưng cho ông sự thoải mái, thanh sạch trong tâm hồn,

6. Soạn câu luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ "Nhàn":

- Tác giả là người có quan niệm sống đẹp và là người có học vấn uyên thâm, là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ ,thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội.

- Hai câu thơ đầu được mở ra với những dụng cụ lao động quen thuộc của người dân, làm hiện lên hình ảnh một ông lão nông dân với cuộc sống thảnh thơi của mình. Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ của cái thời "nước giếng đào, cơm cày ruộng". câu đầu còn là cái tâm thế nhàn tản, thong dong.

- Vẫn là những ngôn từ giản dị, vẫn là những hình ảnh nghệ thuật dân dã, đời thường. Thu với măng trúc, đông với giá - những món ăn quen thuộc, không chút cầu kì cho thấy một cuộc sống giản dị vô cùng. Những sinh hoạt trong cuộc sống cũng thể hiện lối sống thanh sạch ấy: tắm ở hồ sen và tắm ao. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như chẳng còn chút gợn gì về một vị quan lớn của triều đình.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM