Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 tóm tắt

Ngôn ngữ luôn phong phú và đa dạng, tùy từng ngữ cảnh, tình huống và thói quen mà người ta sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp và tạo ra vô số các hình thức thể hiện khác nhau. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Tuyên ngôn

  • Thể loại văn bản: Tuyên cáo, tuyên bố của một đảng chính trị hoặc một nước do người đứng đầu

  • Mục đích: Tuyên bố dành độc lập dân tộc

  • Thái độ, quan điểm của tác giả đối với vấn đề được đề cập đến:

  • Nghiêm túc

  • Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, quyền được sống tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc

b. Bản tin thời sự

- Thể loại: Bình luận thời sự

- Mục đích: Chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật

- Thái độ:

  • Khẳng định Phát xít Nhật là kẻ thù của chúng ta

  • Lũ thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật cũng nước ta

c. Xã luận

  • Thể loại: Xã luận

  • Mục đích: Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế

  • Thái độ: Khẳng định nước Việt Nam căng tràn sức sống sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân biệt giữa khái niệm chính luận và nghị luận

+ Khái niệm:

  • Nghị luận dùng để chỉ một loại thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt

  • Chính luận là phong cách ngôn ngữ

+ Phạm vi sử dụng:

  • Nghị luận được sử dung ở trong tất cả mọi lĩnh vực: xã hội, văn học,..

  • Chính luận chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về chính trị, thời sự

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đoạn văn trên sử dụng nhiều từ nghĩa chính trị:

  • Lòng yêu nước

  • Truyền thống

  • Xâm lăng

Các câu văn ngắn dài đan xen nhau có tính liên kết rất mạch lạc

Lập luận sắc nét, chặt chẽ và các hình ảnh so sánh được sử dụng rất nhiều

Đoạn văn thuộc loại văn bản chính luận

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

+ Hoàn cảnh buộc ta phải chiến đấu: Kẻ thù xâm chiếm nước ta.

+ Dân ta chiến đầu bằng tất cả thứ công cụ như súng, cuốc, thuồng, gậy guộc , từ hiện đại đến rất thô sơ.

+ Vững tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc chiến.

- Nhận xét": Ngôn ngữ chính luận giản dị ngắn gọn cô đúc. Diễn đạt trong sáng mạch lạc. Lập luận chặt chẽ, có tính liên kết

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM