Soạn bài Tây Tiến Ngữ văn 12 tóm tắt

eLib chia sẻ đến các em bài  soạn tác phẩm Tây Tiến với các bài tập trong trang 90 SGK Ngữ văn tập 1. Bài soạn cụ thể, trả lời trọng tâm các vấn đề câu hỏi phần đọc - hiểu là cơ sở để các em đi sâu khám phá tác phẩm. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Tây Tiến Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Gồm có 4 phần:

+ Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

+ Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, xuyên suốt bài thơ là những kỉ niệm và nỗi nhớ đối với núi rừng và đoàn binh Tây Tiến.

2. Soạn câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu)

+ Sương lấp đoàn quân mỏi: sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.

+ Hình ảnh đèo cao dốc đứng:

  • Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.

  • Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện sự nghịch ngợm độc đáo của người lính Tây Tiến.

  • Điệp từ ngàn thước mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, hiểm trở.

  • “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.

+ Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

  • Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.

  • Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến:

  • Tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà thành: gục lên, bỏ quên đời, trêu người.

  • Gan góc, kiên dung, coi thường cái chết.

  • Sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

3. Soạn câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Vẻ đẹp mới của thiên nhiên và con người miền Tây:

- Không gian hội hè, một đêm lửa trại ấm áp tình quân dân:

  • Hình ảnh: em xiêm áo- những cô gái Lào lộng lẫy trong trang phục truyền thống của dân tộc mình.

  • Ánh sáng: bừng lên hội đuốc hoa.

  • Âm thanh: tiếng nhạc “khèn lên mạn điệu”.

- Bức tranh Mộc Châu chiều sương: “có thấy”, “có nhớ” thầm gợi nhắc các hình ảnh:

  • Hồn lau nẻo bến bờ.

  • Dáng người trên độc mộc.

  • Dòng nước lũ hoa đong đưa.

⇒ Tất cả cảnh vật dường như đều có hồn, thơ mộng, mờ nhòa trong sương.

4. Soạn câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Hiện thực trần trụi về hình ảnh người lính:

+ "Không mọc tóc": có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.

+ "Xanh màu lá": có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ "Dữ oai hùm": tuy "xanh màu lá" nhưng có sức khỏe như hổ báo.

- Cái chết bi tráng, cao cả, hào hùng:

  • Hi sinh nằm lại nơi đất khách quê người (Mồ viễn xứ).

  • Xả thân vì nước (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).

  • Cái chết bi tráng (Áo bào thay chiếu anh về đất) để lại sự tiếc thương cho Tổ quốc (Sông Mã gầm lên khúc độc hành).

5. Soạn câu 5 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng.

- Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến là những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến, một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên, tâm hồn họ mãi ở lại với Tây Tiến "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- So sánh:

+ Đồng chí:

  • Sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo.

  • Chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính.

+ Tây Tiến:

  • Tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng.

  • Chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến.

7. Soạn câu 2 trang 90 luyện tập SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

Những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

- Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :

+ Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng.

+ Hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.

 ⇒ Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM