Soạn bài Thạch Sanh Ngữ văn 6 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em bài soạn Thạch Sanh, nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa kiến thức bài học và hiểu hơn về nhân vật người dũng sĩ thời xưa. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu nội dung của bài khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thạch Sanh Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Thạch Sanh được xây dựng thành hình tượng vô cùng khác thường, đặc biệt là sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Nhân dân rất thông cảm cho những con người mồ côi, nghèo khổ và bất hạnh trong cuộc sống.

2. Soạn câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Những thử thách của Thạch Sanh chứng tỏ Thạch Sanh có những phẩm chất tốt đẹp như sau: Thật thà tình nghĩa thủy chung, giỏi võ nghệ và can đảm, dũng mãnh, tốt bụng, nghĩa hiệp.

3. Soạn câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Tác giả đã khắc họa hai nhân vật: Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn trái ngược nhau về tính cách và hành động: Một người có phẩm chất tốt đẹp, anh hùng dũng cảm. Một kẻ thì nhút nhát, mưu mô, lừa lọc, xảo trá.

4. Soạn câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Chi tiết thần kỳ:

+ Tiếng đàn: Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa; Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.

+ Ý nghĩa: Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý; Khát vọng hòa bình.

- Niêu cơm đất:

+ Đãi hàng binh. Ăn mãi không hết.

+ Ý nghĩa: Sự chân tình mộc mạc của lòng người.

5. Soạn câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cách kết thúc truyện Thạch Sanh thể hiện rõ nhất quan niệm sau: Cái ác bị trừng phạt và cái thiện sẽ được đền đáp xứng đáng. Đây là kết thúc rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Một số truyện có kết thúc tương tự như: Sọ Dừa, tấm cám, cây bút thần…

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Để vẽ một bức tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, các em có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM