Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nắm được đặc điểm của văn nghị luận. Từ đó, các em có thể tiến hành viết bài văn nghị luận hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Nhận xét:

- Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta? Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Để phù hợp với nội dung và thuyết phục được người đọc, người nghe thì những vấn đề này cần dùng văn bản nghị luận chứ không thể dùng văn bản miêu tả hay biểu cảm, tự sự vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Soạn câu 2 trang 9 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Nhận xét:

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị.

+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí".

+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Để thực hiện được một cách đầy đủ những nội dung, mục đích của mình thì người viết phải bắt buộc dùng văn nghị luận và không thể nào dùng văn biểu cảm hay tự sự được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 9 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Đây là bài văn nghị luận. Vì bài nêu lên một ý kiến, luận điểm.

b. Nhận xét:

- Tác giả đề xuất ý kiến: “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?”.

- Lí lẽ và dẫn chứng :

+ Trong cuộc sống có thói quen tốt (dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách…) và xấu (hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự).

+ Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ khó sửa (thói quen hút thuốc lá gây thói quen gạt tàn bừa bãi…).

+ Tác hại của thói quen xấu (mât vệ sinh khu dân cư,…).

+ Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.

c. Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Vì vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, xã hội và ý kiến rất đúng đắn.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Bố cục bài văn có thể chia thành ba đoạn như sau:

- Đoạn 1 (2 câu đầu): Người viết giới thiệu đến bạn đọc vấn đề cần nghị luận về tác hại của thuốc lá.

- Đoạn 2 (Hút thuốc lá … rất nguy hiểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá mang lại cho con người.

- Đoạn 3 (Còn lại): Người viết giúp người đọc tránh được thuốc lá và đề ra giải pháp phù hợp.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận như sau:

- Đoạn 1:

[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ  đem lại lợi ích cho  tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của  bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

- Đoạn 2: 

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta  so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mù không tự biết rằng mình khỏe. Vậy thì vũ trụ của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn" vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ.

(Theo Pa-xcan)

6. Soạn câu 4 luyện tập trang 10 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Đây là văn bản nghị luận vì bàn về hai cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

+ Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

+ Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM