Soạn bài Văn bản văn học Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib xin mời các em tham khảo bài soạn Văn bản văn học dưới đây nhằm giúp các em nắm được văn bản văn học là gì, đồng thời vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Văn bản văn học Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

- Văn bản văn học khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

- Mỗi văn bản văn học thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

2. Soạn câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Bởi vì khi đọc văn bản văn học, trước hết phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ tường mình đếm hàm ẩn, nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Tìm hiểu tầng ngôn từ là cơ sở để bóc tách tầng hình tượng và hàm nghĩa của văn bản. Vì thế, hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Trước hết, cần nắm vững đặc trưng hình tượng trong thơ, sau đó thông qua tìm hiểu lớp ngôn từ để đi sâu tìm hiểu hình tượng thơ. Nên chọn hình tượng văn học đã được học và tìm hiểu trong chương trình đã học. Ví dụ minh họa: Hình tượng thơ vừa miêu tả và trình bày cách làm một chiếc bánh trôi lại vừa là lời than thở cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

4. Soạn câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Hàm ý của văn bản văn học là những điều mà nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão,…

- Ví dụ: Trong câu thơ: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Mà em vẫn giữ tấm lòng son --> Ở đây, tác giả không chỉ thuyết minh về cách làm bánh trôi mà còn nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa bị phụ thuộc vào bàn tay kẻ khác, dẫu vậy, những người phụ nữ ấy vẫn giữ được tấm lòng son sắt, chung thủy.

5. Soạn câu luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

(1): Văn bản Nơi dựa

a. - Văn bản chia thành hai đoạn có cấu trúc câu và hình tượng tương tự nhau: Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau. Mỗi đoạn có hai hình tượng nhân vật có những đặc điểm tương tự nhau: Đoạn 1: người đàn bà và đứa nhỏ. Đoạn 2: người chiến sĩ và bà cụ

b. - Những hình tượng trên đều gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi giữa trong cuộc sống: Người đàn bà tưởng chừng là chỗ dựa cho đứa nhỏ nhưng chính sự hồn nhiên của nó mới chính là chỗ dựa cho người đàn bà ấy. Người chiến sĩ khỏe mạnh tưởng sẽ là chỗ dựa cho bà cụ nhưng chính bà cụ mới là người vỗ về, làm chỗ dựa cho anh chiến sĩ kia. Theo logic thì những người khỏe mạnh mới là chỗ dựa cho những người yếu hơn.

(2): Văn bản Thời gian

a. - Câu thơ thuộc đoạn một của văn bản, nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Câu thơ thuộc đoạn hai của văn bản, nói về những giá trị tồn tại mãi với thời gian.

⇒ ai cũng hiểu quy luật tàn phá của thời gian, nhưng không ai có thể làm cho mình bất tử với thời gian. Thế nhưng vẫn có những giá trị tồn tài mãi mãi với thời gian, đó chính là những giá trị về thơ ca và âm nhạc. Từ "xanh" trong câu thơ trên như "chọi" lại với từ "khô" trong hai câu mở đầu.

b. Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói rằng thời gian có thể xóa nhòa tất cả, chỉ có nghệ thuật và tình yêu là còn sống mãi với thời gian.

(3): Văn bản Mình và ta

a. Hai câu thơ 1, 2 thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn. Trong quá trình sáng tạo, nhà văn đồng cảm với bạn đọc, còn bạn đọc đồng cảm với nhà văn trong quá trình tiếp nhận. Sự đồng cảm phải từ tận cùng "sâu thẳm" mới có thể có sự đồng điệu trong tâm hồn được.

b. Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học: nhà văn viết tác phẩm là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. 

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM