Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được những nét cơ bản về văn tế, thấy được những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Đồng thời, tài liệu dưới đây còn thể hiện tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời đại đau thương của dân tộc. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nội dung bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" có thể chia thành bốn phần như sau:

+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.

+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.

+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.

+ Khốc tận (kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

2. Soạn câu 2 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Những hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng bút pháp tả thực như sau:

+ Người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết ruộng đồng.

+ Khi có giặc tới họ nhận thức được trách nhiệm của mình: tự nguyên xung quân chiến đấu, quyết tâm diệt giặc.

+ Họ cầm chính nông cụ thô sơ làm vũ khí chiến đấu.

⇒ Tinh thần quật cường, xả thân của người dân chân chất mang đậm trọng trách, chí khí của người anh hùng thời đại.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật.

+ Từ mộc mạc, giản dị, đậm sắc màu Nam Bộ.

+ Ngôn ngữ chính xác, chân thực, cách so sánh, sử dụng động từ mạnh.

3. Soạn câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ: Nỗi đau đất nước bị xâm lăng, nỗi xót xa cho sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.

- Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó chứa đựng niềm kính trọng, biết ơn, tự hào về công đức, về lòng yêu nước của những người đã khuất.

4. Soạn câu 4 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Sự gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu được biểu hiện qua những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu thơ như:

- Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

- Có sức khơi gợi sâu xa trong lòng người đọc.

-  Ngoài ra, bài văn tế còn có giọng điệu đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng bởi những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với các hình ảnh đầy sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già...).

5. Soạn câu luyện tập trang 65 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết về quan niệm trong kháng chiến chống Pháp như sau: “Cái sống được cha ông quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục” có thể phân tích:

+ Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.

+ Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ.

+ Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM