Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 tóm tắt

Mời các em tham khảo bài soạn văn Viết bài làm văn số 1 Văn 11. Bài soạn có gợi ý làm bài chi tiết 3 đề nghị luận xã hội giúp định hướng cho các em lập dàn ý, triển khai bài viết hiệu quả. Cùng eLib học tốt nhé!

Mục lục nội dung

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 tóm tắt

1. Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

Gợi ý làm bài

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cuộc đấu tranh giữa thiện- ác

Thân bài:

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong truyện Tấm Cám.

  • Tấm là đại diện cho người tốt, cho cái thiện, mẹ con Cám là đại diện cho những kẻ xấu, cho cái ác.
  • Cái thiện, người tốt được trợ giúp, chiến thắng cái ác, chiến thắng kẻ xấu, có được hạnh phúc và kết quả xứng đáng.

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

  • Cuộc đấu tranh ấy chưa bao giờ chấm dứt, cái thiện, cái tốt đẹp luôn phải đấu tranh vượt lên trên cái ác, cái xấu, đó là quy luật của cuộc sống.
  • Nhưng cái thiện cuối cùng cũng dành phần thắng (dù bằng cách này hay cách khác).
  • Cuộc đấu tranh ấy trong xã hội ngày nay càng khốc liệt hơn, con người trong xã hội hiện đại cần phải tỉnh táo, thông minh, nghị lực và kiên định để cái thiện, cái tốt có thể giành phần thắng.

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

+ Ý thức của mỗi người trong việc chống lại cái xấu, tiêu cực: luôn đứng về lẽ phải, hành động: bảo vệ cái tốt, bài trừ những cái xấu, tuyên truyền những bài học đạo đức về thiện và ác.

Kết bài: Khẳng định cái thiện, cái tốt là những giá trị chân chính mà con người phải hướng đến.

2. Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kì đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

  •  Giới thiệu vấn đề “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Thân bài

- Giải thích câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

  • Hiền tài: là người có tài và người đó phải có đức. Hiền tài là người tài giỏi, là người có tài cao, học rộng, hiểu biết sâu xa,….
  • Nguyên khí: là sức mạnh vật chất, tinh thần, tiềm tàng của con người. là sức mạnh tiểm ẩn và quyết tâm của con người sẽ quyết định thành tích của người đó.

=> Ý nghĩa của câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: Những người học rộng tài cao là khí chất ban đầu, làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Họ là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước.

- Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử : Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Hồ Chí Minh,... (kèm các sự kiện cụ thể)

- Bài học từ câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

  • Phải biết quý trọng nhân tài.
  • Những người tài giỏi luôn là người có vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước.
  • Phát huy quan điểm của nhà nước, giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
  • Bài học cho mỗi cá nhân trong việc học tập và làm việc để phục vụ đất nước.

Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ về câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
  • Câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một câu nói hết sức có ý nghĩa và luôn đúng trong mọi thời đại.

3. Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành":

  • Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội.
  • Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
  • Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
  • Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Vì sao cần phải học đi đôi với hành?

  • Có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí.
  • Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

- Tác dụng của việc “học đi đôi với hành”.

- Bàn luận:

  • Phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
  • Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
  • Phê phán những quan điểm sai lầm: học mà không hành, hành mà không học.

- Bài học nhận thức và hành động

Kết bài

- Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại.

Trong bất cứ lĩnh vực, hoạt động nào, con người chúng ta cũng cần phải dung hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, giữa việc học và ứng dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM