Bài 4: Các mô hình tổ chức quản trị phổ biến

Nội dung chính của bài 4 trình bày các mô hình tổ chức quản trị phổ biến bao gồm: Mô hình cấu trúc đơn giản, cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến, Cơ cấu tổ chức theo kiểu quản trị theo Chức năng....Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Mục lục nội dung

1. Mô hình cấu trúc đơn giản

2. Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến

3. Cơ cấu tổ chức theo kiểu quản trị theo Chức năng

4. Cơ cấu tổ chức theo kiểu Trực tuyến - Tham mưu

5. Cơ cấu tổ chức theo mô hình Trực tuyến - Chức năng

6. Cơ cấu tổ chức theo chưong trình - mục tiêu

Bài 4: Các mô hình tổ chức quản trị phổ biến

1. Mô hình cấu trúc đơn giản

Mô hình này áp dụng cho những đơn vị nhỏ. Ở mô hình này nhà quản trị thường đồng thời là chủ sở hữu.

Đặc điểm: Tất cả các quyết định quản trọng của đơn vị đều do một người đảm nhiệm, quyền hành tập trung vào một nhà quản trị. Bộ máy tổ chức đơn giản (hai đến ba cấp) tầm hạn quản trị rộng.

Ưu điểm của mô hình cấu trúc đơn giản là linh hoạt, nhanh chóng, ít tốn kém, nhưng nó chỉ thích hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, mang tính mạo hiểm cao (vì chỉ có một người quyết định toàn bộ).

2. Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến

Nguyên tắc của mô hình tô chức kiểu trực tuyến:

Mỗi cấp dưới chi có một cấp trên trực tiếp (Nguyên tắc một thủ trưởng).

Mỗi quản hệ được thiết lập theo chiều dọc.

Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến.

Ưu điểm:

Phân rõ quyền hành, trách nhiệm.

Đảm bảo nguyên tắc thống nhất chỉ huy, tập trung cao

Dễ duy trì kỷ luật và dễ kiểm tra.

Hành động và thông tin nhanh chóng.

Nhược điểm:

Lãnh đạo theo tuyến công việc nên không chuyên môn hóa.

Nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau, đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức tông hợp.

Có nguy cơ dần đến quá tài công việc đối với nhà quản trị.

Hạn chế việc sử dụng chuyên gia có chuyên môn giỏi.

Phối hợp khó khăn giữa các tuyến vì không có quản hệ ngang; (phải đi đường vòng).

Phạm vi áp dụng mô hình:

Các doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm không phức tạp, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định thường áp dụng mô hình này.

Sơ đồ cơ cấu tố chức bộ máy theo mô hình trực tuyến:

3. Cơ cấu tổ chức theo kiểu quản trị theo Chức năng

Nguyên tắc: Việc quản trị được thực hiện theo chức năng.

Mỗi cấp dưới có thể có thể có nhiều cấp trên chỉ đạo

Các quản hệ được thiết lập với tầm quản trị rộng

Ưu điểm: Lôi kéo dược các chuyên gia vào công tác quản lý.

Sư dụng tài nguyên hiệu quả hơn

Không đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức tổng hợp .

 Nhược điếm: Khó duy trì kỷ luật, khó kiểm tra

Các mối quan hệ chồng chéo phức tạp.

Quyền hành, trách nhiệm khó phân định rõ ràng.

Mô hình này hiện nay rất ít được áp dụng:

4. Cơ cấu tổ chức theo kiểu Trực tuyến - Tham mưu

Mô hình này thực chất là cơ cấu theo kiểu trực tuyến mở rộng.

Nguyên tắc: Duy trì lãnh đạo theo tuyến kết hợp với sử dụng các chuyên gia làm tham mưu, cố vấn cho các Nhà quản trị theo chức năng. Các chuyên gia có nhiệm vụ thu thập thông tin, điều tra. khảo sát, nehiên cứu đưa ra những ý kiên tư vấn đề ra những phương án cho những người lãnh đạo theo tuyến thực hiện. Việc ra quyết định là thuộc thâm quyền của các nhà lãnh đạo tuyến.

Ưu điểm: vẫn đảm báo chế độ một thủ trưởng và những ưu điểm cùa mô hình trực tuyến vần được phát huy động thời sử dụng được các chuyên gia.

Nhược điểm: Mối quan hệ giữa những người lãnh đạo tuyến và chuyên gia là quản hệ ngang cấp — phối hợp nhưng các chuyên gia thực sự không có quyền hành do đó khó phân định trách nhiệm rõ ràng. Các chuyên gia cùng một chuyên môn bị phân tán ít có sự phối hợp chung.

Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ.

5. Cơ cấu tổ chức theo mô hình Trực tuyến - Chức năng

Nguyên tắc: Phối hợp mô hình trực tuyến với mô hình chức nâng. Người lãnh đạo tổ chức được sự giúp đở của các phòng ban chức năng để chuẩn bị và ra quyết định, hướng dân, kiểm tra thực hiện quyết định. Những người lãnh đạo tuyên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách.

Ưu điểm: Lợi dụng được ưu điểm của cả hai kiểu trực tuyến và chức năng.
Nhược điểm: Người lãnh đạo tổ chức phải giải quyết thường xuyên mối quản hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. Ngoài ra khi quá nhiều bộ phận chức năng thường phải họp để bàn bạc thảo luận nhiều nên lãng phí thời gian.
Phạm vi áp dụng: Mô hình này thường áp dụng khá phổ biến trong sản xuất kinh doanh.

Trong thực tế mô hình này thường được tổ chức tuyến theo sản phẩm hoặc theo thị trường.

6. Cơ cấu tổ chức theo chưong trình - mục tiêu

Nguyên tắc: Hình thành cơ quản liên kết các mối quan hệ ngang để phổi hợp nổ lực của nhiều bộ phận nhằm đạt mục tiêu được sẳp xếp theo chương trình trong một thời gian đã ấn định.

Ưu điểm: Cơ cáu có tính năng động và hướng vào mục tiêu.

Tập trung được các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu với hiệu quả cao.

Nhược điếm: Mất nhiều thời gian cho sự phối hợp giữa các câp các hộ phận: Khó phân tích quyên lực rõ ràng giữa các cấp quản trị.

Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho những chương trình lớn có tính chất liên ngành, liên bộ.

Tóm lại:

Có nhiều mô hình cơ cấu tổ chức khác nhau. Mỗi mô hình cơ cấu tổ chức dựa trên những nguyên tac nhất định và có ưu, nhược điểm riêng. Việc thiết kế được một cơ cấu tổ chức hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Khi thực hiện chức năng tổ chức nhà quản trị cần phải có tư duy khoa học để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và gắn cơ cấu tổ chức với mục tiêu chiến lược của đơn vị để thiết kế được một cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo tính thích nghi.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM