Tiếng Việt lớp 5 bài 8C: Cảnh vật quê hương

Nội dung bài học dưới đây giúp các em ôn tập lại nghĩa chuyển, nghĩa gốc và viết một bài văn tả cảnh. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 8C: Cảnh vật quê hương

1. Hoạt động thực hành

Câu 1.

Trò chơi: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Cách chơi:

- Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và chỉ định bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

- Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, được

Hướng dẫn giải:

- Tay: Anh ấy năm tay tôi như để động viên. (nghĩa gốc)

- Tay: anh ấy là một tay chơi nổi tiếng (Nghĩa chuyển)

- Mũi: Chiếc mũi của cô ấy thật cao. (nghĩa gốc)

- Mũi: Mũi thuyền đã cập bến. (Nghĩa chuyển)

- Lưng: Hồi bé, bố thường cõng tôi trên lưng. (nghĩa gốc)

- Lưng: Nhà tôi nằm ở dưới lưng đồi. (Nghĩa chuyển)

Câu 2.

Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu ở cột A và viết kết quả vào vở:

- Cột A:

+ Mùa xuân (1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

+ Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hi:, nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm." (...) khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

- Cột B

a. Một mùa trong năm (mùa xuân).

b. Tuổi (năm).

c. Trẻ trung, tươi đẹp.

Hướng dẫn giải:

- Xuân 1: một mùa trong năm

- Xuân 2: trẻ trung, tươi đẹp

- Xuân 3: tuôi (năm)

Câu 3.

Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây và đánh dấu kết quả vào bảng:

Hướng dẫn giải:

Câu 4.

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.

Đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh.

Hướng dẫn giải:

- Anh em cao nhất nhà.

- Tôi kiểm tra lúc nào điểm số cũng cao hơn bạn.

- Bạn ấy nặng 68 kg.

- Tình hình bão lụt hiện nay ngày càng nặng nề.

- Mật ong rất ngọt và thơm.

- Bạn Thúy có giọng nói rất ngọt ngào

- Tiếng sáo ngọt ngào cất lên trên cánh đồng bao la.

Câu 5. Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết:

  • Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?

  • Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường em gắn bó suốt những năm tháng học trò.

Hướng dẫn giải:

Trong hai đoạn mở bài trên, ta thấy:

  • Đoạn a : Mở bài trực tiếp

  • Đoạn b : Mở bài gián tiếp

Cách viết mở bài của mỗi kiểu:

  • Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả.

  • Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả.

Câu 6. 

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b. Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Hướng dẫn giải:

Giống nhau: Cả hai đoạn kết bài đều nêu bật tình cảm thân thiết, gắn bó và yêu quý của bạn học sinh đối với con đường.

Khác nhau:

  • Đoạn a: Nêu bật tình cảm đối với con đường.

  • Đoạn b: Nêu tình cảm đối với con đường, đề cao công lao của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp; đồng thời thể hiện các hành động thiết thực đối với con đường mà mình yêu quý.

Câu 7. Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kể bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

Phần mở bài :

+ Nhắc đến Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Đầm Sen, Suối Tiên... Nhưng có lẽ mỗi người đặt chân đến Hà Nội không thể không ngắm nhìn Hồ Gươm lung linh trong ánh điện. Tuổi thơ tôi đã gắn liền với Hồ Gươm, với những chiều hè cùng ông thả bộ, đọc sách.

+ Tuổi thơ ai cũng đã từng được sống trong tiếng ru à ời của mẹ, những kỉ niệm của tuổi học trò. Trong ký ức tôi còn in đậm mãi những ngày hội làng, những chiều hè tắm sông cùng bạn hay những chiều thả diều trên bờ đê. Nhưng có lẽ dù mai này đi đâu tôi cũng không thể quên được cây đa già đầu làng. Cây đa đã gắn liền với tuổi thơ tôi.

Phần kết bài :

+ Niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đó chính là Hồ Gươm. Đây là điểm văn hoá của thủ đô. Hàng tuần, tôi vẫn cùng ông đi bộ quanh Hồ Gươm. Hồ Gươm vẫn trong xanh, không khí nơi đây thật thoáng đãng, êm đềm. Mỗi người dân Thủ đô đều có ý thức để giữ gìn cho cảnh quan nơi đây luôn sạch đẹp. Hồ Gươm là biểu tượng của hoà bình xanh.

+ Cây đa chính là biểu tượng của quê hương tôi. Bóng đa già như nâng chúng tôi lớn lên. Tôi rất nhớ những chiều đi học về, ngồi trên rễ đa, ngắm nhìn cánh đồng lúa. Cây đa già như người bạn thân thiết, gắn bó với những năm tháng tuổi thơ của tôi.

2. Hoạt động ứng dụng

Đọc cho người thân nghe đoạn mở bài và kết bài mà em đã viết. Viết thêm phần thân bài để tạo thành bài văn tả cảnh đẹp quê hương em

Bài tham khảo:

Hồ Gươm nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ. Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m. Hồ có rất nhiều tên gọi. Ban đồ hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo. Tiếp đến hồ có tên là Thủy Quân vì thời nhà Trần, vua sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân. Từ thế kỷ 15 gắn liền với truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427) hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm. Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc. Xung quanh hồ là rặng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ và những cây cổ thụ toả bóng mát. Những bồn hoa đủ loại, đủ màu sắc đua nhau mời gọi lũ ong bướm càng làm cho hồ giống như một lẵng hoa rực rỡ. Bao trùm cả hồ là một sắc xanh biếc khiến hồ giống như một hòn đảo nhỏ giữa lòng thành phố. Từ xa nhìn lại hồ như một chiếc gương khổng lồ. Mỗi buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn gợn sóng đón những tia nắng bình minh. Nước hồ trong vắt khiến du khách nhìn rõ đàn cá bơi lội, hay những chú rùa con đang tập bơi. Xa một chút là cầu Thê Húc màu đỏ son cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong, ẩn mình dưới tán đa già. Đằng trước Đền là Tháp Bút đứng hiên ngang sừng sững như khí phách của dân tộc ta.

3. Tổng kết

Qua nội dung bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Ôn tập lại nghĩa chuyển, nghĩa gốc và viết một bài văn tả cảnh.

- Vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM