Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12

eLib xin giới thiệu đến các em bài học Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Nội dung bài học này nhằm giúp các em biết cách chọn giọng điệu phù hợp với một bài văn nghị luận. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12

1. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

- Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

- Tính trang trọng,nghiêm túc thể hiện ở việc dùng từ ngữ chuẩn mực (không dùng khẩu ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng), ở việc viết câu mạch lạc, ở thái độ tôn trọng người đọc, người nghe. Tuy nhiên, người viết có quyền sử dụng một số biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp trong những trường hợp cụ thể để tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản.

2. Luyện tập

Câu 1. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay, trong đó có sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp.

Gợi ý làm bài:

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lâp nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi đươc hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hương sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học môt cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện này có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ dộng của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Câu 2. Xác định cách diễn đạt chính đã tạo nên cái hay ở câu văn sau:

"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình"

(Chế Lan Viên - Tuyển tập Hàn Mặc Tử)

Gợi ý làm bài:

Cách diễn đạt chính đã tạo nên cái hay ở câu văn trên là viết văn có hình ảnh.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

Ngày:16/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM