Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11

Bài học Đọc thêm: Bài thơ số 28 dưới đây, nhằm giúp các em hiểu được niềm khao khát của gười con gái khi yêu và khát vọng dâng hiến trong tình yêu. eLib đã biên soạn bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất, mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- R.Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị.

- Sự nghiệp: khổng lồ, nhiều lĩnh vực xuất sắc : thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, triết học, nhạc, họa.

- Tập thơ Dâng được giải Nôben 1913.

1.2. Tác phẩm

- Xuất xứ bài thơ: In trong tập Người làm vườn , là bài thơ tình nổi tiếng.

- Bố cụ gồm ba phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến…không biết gì tất cả về anh): Khát vọng hòa hợp trong tình yêu.

+ Phần 2 (Tiếp đến…em có biết gì về biên giới của nó đâu):  Khát vọng dâng hiến trong tình yêu.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Niềm khao khát của người con gái khi yêu

- Hình ảnh ánh mắt em được so sánh như trăng kia …

→ Tình yêu được khám phá bằng đôi mắt → biểu hiện của sự khát khao hiểu biết và hòa hợp

- Hình ảnh so sánh tượng trưng:

+ Mắt em – trăng: Thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.

+ Tâm tưởng của anh – biển cả: Thế giới bí ẩn, bao la.

=> Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khát khao hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên đỉnh điểm.

=> Hình ảnh so sánh trong sáng, diễm lệ, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta-go và Ấn Độ.

- Chàng trai bày tỏ lòng mình

+ Anh để cuộc đời anh… không dấu → có thể em không hiểu gì → những biểu hiện bên ngoài chỉ là thứ yếu – điều cốt yếu bên trong là tâm hồn.

2.2. Khát vọng hiến dâng trong tình yêu

- Hai câu thơ đầu khổ 2:

"Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa."

=> Hiện thực hóa cuộc đời (trừu tượng) thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh cao ấy.

- Sự hi sinh của chàng trai:

+ Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.

+ Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.

--> Trái tim là thế giới bí ẩn không có biên giới – tình yêu có nhiều cung bậc, mâu thuẫn.

=> Tô đậm đặc điểm của trái tim tình yêu: Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí là đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc  lát mà là mãi mãi.

3. Tổng kết

- Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.

+ Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.

+ Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.

+ Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm.

- Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu.

- Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu.

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy sưu tầm một số nhận định về tác giả R.Ta-go.

Gợi ý làm bài:

"Ta-go đã sáng tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp thơ ca của ông. Chúng ta có thể bước đầu nhận diện phong cách thơ của Ta-go qua một số nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của ông về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp với triết lí, chất hiện thực hòa quyện yếu tố lãng mạn".

(Theo Lê Nguyên Cẩn, Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường)

Câu 2. Những đặc sắc về mặt nội dung trong Bài thơ số 28.

Gợi ý làm bài:

Bài thơ số 28 đòi hỏi con người hướng về một tình yêu hòa hợp về mặt tâm hồn. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện..

- Thấy được kiểu cấu trúc của thơ sóng đôi.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM