Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 8 Bài 20 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về  nguyên tử, phân tử. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

1. Giải bài C1 trang 71 SGK Vật lý 8

Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: 

  • Năm 1827– nhà thực vật học (người Anh) Bơ-rao quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng có chuyển động không ngừng về mọi phía.

  • Khi bị giã nhỏ hoặc luộc chín, các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hướng dẫn giải

Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao- nơ.

2. Giải bài C2 trang 71 SGK Vật lý 8

Học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: 

  • Năm 1827– nhà thực vật học (người Anh) Bơ-rao quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng có chuyển động không ngừng về mọi phía.

  • Khi bị giã nhỏ hoặc luộc chín, các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hướng dẫn giải

Học sinh tương tự với các phân tử nước trong thí nghiệm của Brao- nơ.

3. Giải bài C3 trang 72 SGK Vật lý 8

Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
  • Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Hướng dẫn giải

  • Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao- nơ là do các phân tử nước không đứng yên là chuyển động hỗn độn không ngừng.
  • Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

4. Giải bài C4 trang 72 SGK Vật lý 8

Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên cao tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa vào nhau.

Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: 

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

Hướng dẫn giải

Bình đựng nước và dung dịch đồng sunfat

  • Các phân tử nước và  \(CuSO_4\)  đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử \(CuSO_4\) có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước đã chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử \(CuSO_4\).

  • Cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và \(CuSO_4\) mờ dần, cuối cùng trong bình chỉ còn 1 chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.

5. Giải bài C5 trang 73 SGK Vật lý 8

Tại sao trong nước ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:  Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Hướng dẫn giải

Vì các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử không khí có thể chuyển động xuống phía dưới nước và chuyển động trong nước.

6. Giải bài C6 trang 73 SGK Vật lý 8

Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng không? Tại sao?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh hơn.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn.

⇒ Các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn.

7. Giải bài C7 trang 73 SGK Vật lý 8

Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Hướng dẫn giải

  • Sau một thời gian cả cốc nước đều có màu tím và cốc đựng nước nóng xảy ra nhanh hơn.

  • Do giữa các phân tử nước và thuốc tím có khoảng cách, chúng chuyển động không ngừng.

  • Chuyển động của các phân tử càng nhanh khi nhiệt độ càng cao vì vậy mà thuốc tím được tan vào nước và cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn.

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM