Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11

eLib xin gởi đến các em bài học Ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn 11 dưới đây, nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về Văn học. Mời các em tham kahor bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11

1. Ôn tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945

1.1. Thơ

- Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến

- Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)

- Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã)

- Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa).

- Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam

- Thơ trung đại Việt Nam

+ Nội dung cảm hứng

  • Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân

+ Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

  • Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo

+ Cảm hứng chủ đạo

  • Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí.

+  Hình thức nghệ thuật

  • Chữ Hán, chữ Nôm

  • Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

  • Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

  • Tính qui phạm nghiêm ngặt

-Thơ mới Việt Nam

+ Nội dung cảm hứng

Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội

+ Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

  • Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời

+ Cảm hứng chủ đạo

  • Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà

+  Hình thức nghệ thuật

  • Chữ quốc ngữ.

  • Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại

  • Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày.

  • Phá bỏ tính qui phạm.

1.2. Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời

Những nét chính vLưu biệt khi xuất dươngề hai bài thơ:

+ Thời điểm ra đời:  (1905), Hầu trời (1921). Đây là thời kì mở đầu cho quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam

+ Cả hai bài thơ: đều thể hiện phần nào cái tôi, ý thức cá nhân. Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng ở Phan Bội Châu,

cái tôi tài hoa, ngông ở Tản Đà

+ Cả hai bài thơ đều nằm ở điểm giao thời, của hai thời đại thi ca , từ thi ca trung đại chuyển sang thi ca hiện đại

1.3. Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ)

- Vội vàng (Xuân Diệu)

+ Nội dung

Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời.

Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng.

+ Nghệ thuật

Giọng điệu say mê. sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.

- Tràng giang (Huy Cận)

+ Nội dung

Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê hương...

+ Nghệ thuật

Màu sắc cổ điển. Giọng điệu gần gũi, thân thuộc

- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 

+ Nội dung

Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng...

+ Nghệ thuật

Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng.

- Tương tư (Nguyễn Bính) 

+ Nội dung

Tâm trạng của chàng trai lúc tương tư, hồn quê hoà lẫn cảnh quê, khát vọng hạnh phúc lứa đôi giản dị...

+ Nghệ thuật

Ngôn ngữ thơ giản dị, ngọt ngào tha thiết, phảng phất ca dao dân gian...làm sống dậy hồn xưa đất nước. Nét chân quê.

- Chiều xuân (Anh Thơ)

+ Nội dung

Cảnh chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Không khí, nhịp sống êm ả, tĩnh lặng.

+ Nghệ thuật

Thủ pháp nghệ thuật gợi tả.(lấy cái động để tả cái tĩnh lặng của cảnh quê)

1.4. Chiều tối, Lai Tân của Hồ Chí Minh

- Nội dung tư tưởng

+ Tâm hồn chiến sĩ- nghệ sĩ cách mạng : trong hoàn cảnh khó khăn , ngặt nghèo , vẵn ung dung, lạc quan, tỉnh táo, sắc sảo , cảm thông hướng về nhân dân lao động

+ Phê phán sâu sắc sự thối nát , giả dối của XH và nhà cầm quyền Trung Hoa đương thời .

- Nghệ thuật

+ Vừa cổ điển , vừa hiện đại ( thể thơ , nhan đề , thi tứ , tính cô đọng , hàm súc , gợi mở …).

+ Hình tượng thơ vận động theo chiều hướng phát triển .

+ Giọng thơ linh hoạt , khi trữ tình ấm áp , khi châm biếm kín đáo , nhẹ nhàng.

1.5. Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu

- Nội dung tư tưởng 

- Chỗ đứng , vị trí trong cuộc đấu tranh ,trong quan hệ với quần chúng đồng bào

- Tâm trạng buồn nhớ anh em đồng chí trong  những ngày nhà thơ trẻ bị bắt tù đầy .

- Đặc sắc nghệ thuật 

+ Thể thơ  thất ngôn trường thiên , có nhiều câu điệp khúc .

+ Cảm xúc thơ mới mẻ ,trẻ trung ,nồng nàn, trong sáng

+ Hình ảnh thơ rực rỡ , chói lọi, lãng mạn hồn nhiên chân thật gần gũi .

+ Cảm xúc hạnh phúc choáng ngợp khi được lí tưởng cộng sản của Đảng như mặt trời chân lí chói qua tim và xác định 

2. Văn học nước ngoài

2.1. Tôi yêu em của Puskin

- Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, nhân hậu mãnh liệt, vị tha cao thượng.

- Ngôn từ giản dị, tinh tế.  Điệp ngữ “tôi yêu em”.

- Lời nguyện cầu mang nhiều ý nghĩa

2.2. Người trong bao (Sê-khốp)

- Phê phán lối sống ích kỉ, bạc nhược, bảo thủ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX, đặt vấn đề: phải thay đổi, lối sống, xã hội....

- Nhân vật điển hình

- Chi tiết nghệ thuật độc đáo: cái vỏ bao. giọng điệu chậm, mỉa mai, đượm buồn

2.3. Người cầm quyền khôi phục uy quyền  (Huy-gô)

- Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chính  vẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền bạo lực... đặt niềm tin vào tương lai

- Sự đối lập giữa hai nhân vật:

+ Gia-ve <  > Giăng Van-giăng

+ Hình ảnh lãng mạn: nụ cười của Phăng-tin

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (cử chỉ, ngôn ngữ, hành động)

3. Luyện tập

Câu 1. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng - van - giăng

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

- Hoàn cảnh và số phận của nhân vật Giăng Van-giăng

=> Tâm trạng giằng co, mâu thuẫn, sẵn sàng chịu bắt nhưng cũng cố sức năn nỉ hạn thêm mấy ngày để lo việc cho Phăng - tin, thực hiện lời hứa với người sắp mất

=> Giăng Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn

- Tính cách và phẩm chất của nhân vật Giăng Van-giăng

- Là một con người giàu tình thương

=> Con người đầy tình thương và trách nhiệm. Dù bị dồn vào chân tường vẫn cố gắng bảo vệ cho đồng loại bằng bản lĩnh phi thường

=> Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.

- Là một người đầy thông minh kiên cường và dũng cảm

=> Trước hành động thô bạo, hung dữ của Giave, Giăng đã không nhường nhịn nữa,thái độ và hành động của ông trở nên quyết liệt.

=> Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của Giăng Van - giăng: Muốn bảo vệ sự linh thiêng cho người đã khuất và đó là sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái khiên Giăng Van - giăng vượt qua ranh giới của sự sợ hãi, quên đi bản thân mình

=> V.Huy-gô đã xây dựng nhân vật Giăng Van - giăng với tình yêu thương cao cả và bản lĩnh cứng cỏi chống lại cái ác. Giăng Van-giăng là sự hiện diện ở tầm vóc phi thường, như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

c. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích và trong tác phẩm.

Câu 2. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

b. Thân bài

- Phân tích khổ 1

+ Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là lời mời mọc ân cần, tha thiết, vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng ⇒ sự phân thân của tác giả.

+ Cảnh vật và con người xứ Huế hiện lên một cách nhẹ nhàng, tinh khiết, đầy sức sống.

- Nghệ thuật cách điệu hóa tạo nên hình ảnh của thôn Vĩ và con người xứ Huế thật dịu dàng, phúc hậu ⇒ cảnh đẹp, người đôn hậu.

- Phân tích khổ 2

+ Miêu tả cảnh: gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay ⇒ cảnh vật chia lìa

+ Không gian mờ ảo đầy hình ảnh của trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.

+ Tâm trạng khắc khoải, đợi chờ của nhân vật trữ tình.

- Phân tích khổ 3

+ Sự ảo mộng của cảnh và người

+ Câu hỏi tu từ: là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.

+ Đại từ phiếm chỉ “ai” ⇒ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.

c. Kết bài

- Nội dung:

+ Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ êm đềm, thơ mộng

+ Bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ,…

+ Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo

+ Kết hợp giữa bút pháp thơ tả thực và lãng mạn, tượng trưng.

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Khái niệm về văn học hiện đại.

- Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.

- Bản chất đặc thù: tính hiện đại của tác phẩm.

- Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại

- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.

Ngày:19/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM