Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em bài soạn Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) nhằm giúp các em hiểu được vai trò của trạng ngữ trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Công dụng của trạng ngữ

1.1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

a. Trạng ngữ là:

(1) "Thường thường, vào khoảng đó".

(2) "Sáng dậy".

(3) "Trên giàn hoa thiên lí".

(4) "Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong".

b. Trạng ngữ là: "Về mùa đông".

-> Ở đây, những trạng ngữ này có thể không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên không có giá trị biểu đạt cao.

1.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Để bài văn nghị luận thuyết phục được người đọc, người nghe em phải sắp xếp các luận cứ một cách trật tự và hợp lí.

2. Tách trạng ngữ thành câu riêng

2.1. Soạn câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Câu in đậm trong ngữ liệu trên là một trạng ngữ và trạng ngữ đó nhằm hướng đến một mục đích nhất định.

2.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Hai câu văn trên nếu được gộp lại thành một câu vỏn vẹn thì vẫn có ý nghĩa nhưng nếu làm như vậy câu văn sẽ làm giảm đi sắc thái.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Tác dụng của các trạng ngữ:

- Trạng ngữ trong văn bản trên nhằm giúp người đọc nhận biết được hoàn cảnh của câu nói.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau.

3.2. Soạn câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

a. Làm rõ thời gian được nói đến trong câu văn.

b. Đóng vai trò là nòng cốt cho câu văn.

3.3. Soạn câu 3 trang 48 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt có sử dụng trạng ngữ: Có người đã từng nói một câu rất nổi tiếng khi nhận định về tiếng Việt "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Chỉ với câu này thôi cũng đủ nhận ra rằng tiếng Việt phong phú như thế nào? Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM