Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được vai trò của trạng ngữ trong câu. Từ đó, các em có thể phân tích được vai trò của trạng ngữ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Đặc điểm của trạng ngữ

1.1. Soạn câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Những trạng ngữ có trong ngữ liệu đã cho:

(1) "Dưới bóng tre xanh".

(2) "Đã từ lâu đời".

(3) "Đời đời, kiếp kiếp".

(4) "Từ ngàn đời nay".

1.2. Soạn câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trạng ngữ đã cho trong ngữ liệu trên nhằm giúp người đọc xác định được không gian.

- Những trạng ngữ còn lại nhằm xác định về mặt thời gian.

1.3. Soạn câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Những trạng ngữ trên có thể chuyển như sau:

- "Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang" -> chuyển nằm ở đầu câu.

- "Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp" -> chuyển nằm ở cuối câu.

- "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" -> chuyển nằm ở giữa câu.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét cụm từ mùa xuân trong những ngữ liệu đã cho:

a. Sử dụng trong thành phần chủ ngữ của câu.

b. Trạng ngữ cho câu.

c. Bổ ngữ cho động từ.

d. Trạng ngữ là câu đặc biệt.

-> Trong ngữ liệu (b) thì cụm từ "mùa xuân" được xem là trạng ngữ vì nó đảm bảo được mặt hình thức và ý nghĩa của một trạng ngữ.

2.2. Soạn câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Liệt kê những trạng ngữ có trong văn bản:

- "Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi".

- "Trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng".

- "Vì cái chất quý trong sạch của Trời".

- "Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết".

b. Liệt kê những trạng ngữ có trong văn bản: "với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây".

2.3. Soạn câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được như sau:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: "Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi".

- Trạng ngữ chỉ không gian chỉ nơi chốn: "Trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng".

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: "Vì cái chất quý trong sạch của Trời".

- Trạng ngữ chỉ cách thức: "Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết".

b. Có thể kể đến những trạng ngữ như: Trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ mục đích…

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM