Luận văn: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thực trạng và triển vọng phát triển

Luận văn Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Thực trạng và triển vọng phát triển được hoàn thành với mục tiêu nghiên cứu các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của UAE và đặc biệt là mối quan hệ thương mại giữa UAE với các đối tác quan trọng. Đề xuất một số các giải pháp cụ thể ở tầm vĩ mô và vi mô theo hướng phát huy tiềm năng và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới.

Luận văn: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thực trạng và triển vọng phát triển

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Có thể thấy UAE là một thị trường có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, do đó nó cần phải được nhìn nhận, nghiên cứu một cách nghiêm túc và cụ thể để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển khả thi và thiết thực. Song hiện tại lại chưa có nhiều những nghiên cứu như thế. Vì vậy, tôi lựa chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE ) – Thực trạng và triển vọng phát triển”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của UAE và đặc biệt là mối quan hệ thương mại giữa UAE với các đối tác quan trọng.

Khoá luận đi sâu vào phân tích một cách toàn diện thực trạng mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE, chỉ rõ những kết quả đạt được và những điểm hạn chế còn tồn tại, đồng thời cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia.

Đề xuất một số các giải pháp cụ thể ở tầm vĩ mô và vi mô theo hướng phát huy tiềm năng và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới.

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận giới hạn nghiên cứu Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE: phân tích hoạt động thương mại Việt Nam-UAE, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam vào UAE trong giai đoạn từ năm 1998 đến hết năm 2005, và hoạt động đầu tư của UAE vào Việt Nam.

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Việc nghiên cứu đối tượng của khoá luận sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, đó là nghiên cứu các tài liệu liên quan, kết hợp với tham khảo các kết quả thống kê; tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu, diễn giải và quy nạp, hệ thống hoá các kết qủa nghiên cứu; đồng thời vận dụng lý luận, đối chiếu thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 

2. Nội dung

2.1 Khái quát về Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Quan hệ thương mại của UAE với các quốc gia khác

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm chính trị, xã hội 

Đặc điểm thị trường UAE

Quan hệ kinh tế, thương mại của UAE với các quốc gia và khối kinh tế

2.2 Thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE 

Đôi nét về quan hệ ngoại giao Việt Nam – UAE

Thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE

Một số đánh giá về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE 

2.3 Triển vọng và các giải pháp phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE 

Quan điểm và định hướng chiến lược của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE và vai trò của thị trường UAE đối với Việt Nam

Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE

Một số giải pháp thúc đẩy và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích về đặc điểm thị trường UAE, thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – UAE trong những năm qua, có thể khẳng định, UAE thực sự là một thị trường tiềm năng cho hàng hoá Việt Nam cũng như cho hợp tác trong lĩnh vực lao động và đầu tư. Việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với UAE theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng mang ý nghĩ chiến lược lớn cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng song trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE vẫn còn những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Với định hướng và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE sẽ có những bước tiến mạnh mẽ để dần khẳng định vị thế của UAE là thị trường trọng điểm của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

4. Tài liệu tham khảo

Cục xúc tiến thương mại-VIETRADE (2004), Giới thiệu thị trường Dubai – UAE, NXB Thống kê.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, NXB Sự thật, Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân (2006), Bài phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – UAE tháng 6 năm 2006, Dubai – UAE.

Nguyễn Hồng Phƣơng (2004), Khoá luận tốt nghiệp: Thị trường UAECơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thương mại trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM