Bệnh áp xe vú - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe vú là tình trạng viêm và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh áp xe vú - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Áp xe vú là bệnh gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe vú là gì?

Dấu hiệu của áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác.

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc trở nên nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú.

Ở giai đoạn tạo thành áp xe, các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên. Vào lúc này, các triệu chứng bao gồm vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói…

Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú hoặc nhiễm khuẩn toàn thân với các biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Có vết đỏ, sưng hay bị đau vùng ngực ;
  • Núm vú bị tụt vào trong hay có dịch mủ chảy ra từ núm vú ;
  • Bạn cảm thấy đau khi cho con bú ;
  • Cảm thấy sốt, lạnh run.

Hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn tránh thực hiện phẫu thuật sau này.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra áp xe vú là gì?

Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí Escherichia coliBacteroidesCorynebacterium, tụ cầu gram âm (S. lugdunensis), Pseudomonas aeruginosaProteus mirabilis.

Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập từ bề mặt da hoặc từ miệng của em bé ở phụ nữ cho con bú, thông qua vết rách da hoặc lỗ mở của ống tuyến vú để xâm nhập vào vú.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Khoảng 10-30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú?

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú:

  • Cho bú không đúng cách ;
  • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú;
  • Mặc áo ngực chật;
  • Núm vú bị trầy xước ;
  • Tắc ống dẫn sữa.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán áp xe vú

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng khám tổng quát và thực hiện siêu âm để xác định chính xác tình trạng bệnh sưng đau vú của bạn là do áp xe vú. Bác sĩ cũng có thể chọc hút ổ áp xe để xác định tình trạng ổ áp xe có mủ.

Những phương pháp dùng để điều trị áp xe vú

Nếu áp xe vú được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh và chọc hút mủ qua hướng dẫn của siêu âm mà không cần phẫu thuật. Khi ổ áp xe lớn hơn, bạn cần được gây tê và phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

Bác sĩ sẽ đặt một gạc hoặc ống dẫn lưu vào ổ áp xe để dẫn lưu mủ những ngày sau phẫu thuật. Tuy vậy, phương pháp này có thể vẫn không ngăn được sự hình thành các ổ áp xe mới và hình thành đường rò từ ổ áp xe ra da.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê toa kháng sinh và giảm đau. Bạn phải được điều trị kháng sinh cho đủ liệu trình mà không được tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy bớt đau.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng một số cách sau:

Gi li sng lành mnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Luôn gi v sinh cá nhân. Bạn có thể sử dụng khăn ấm và ẩm đè lên vùng mô bị nhiễm trùng. Cho con bú. Nếu bạn là bà mẹ đang cho con bú, hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, nhất là đầu vú. Bạn vẫn có thể cho con bú bên vú bị bệnh, trừ khi phải phẫu thuật gây đau và bạn không thể cho con bú được. Việc cho con bú giúp làm trống sạch các tuyến sữa tránh việc tắc tuyến sữa. Tuy nhiên, bạn có thể dừng cho con bú bên vú bị bệnh do việc cho bú gặp khó khăn và đau đớn, vắt bỏ sữa bên bị bệnh cho đến khi lành bệnh hoàn toàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh áp xe vú sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM