Luận văn ThS: Bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

Luận văn ThS Bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn Thành Phố Hà Nội làm rõ lý luận và thực tiễn về bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS; đề xuất những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.

Luận văn ThS: Bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo đảm QBC của người bị buộc tội, trong đó có bị can là nguyên tắc trong pháp luật TTHS của Việt Nam. Đồng thời là nội dung được thể hiện rất rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020”. Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua BLTTHS, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. BLTTHS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, toàn diện các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm QBC trong tố tụng hình sự. Đặc biệt, BLTTHS năm 2015 đã tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện QBC; cụ thể hóa QBC của bị can tại Điều 60 đồng thời bổ sung cơ chế cần thiết để bảo đảm thực hiện QBC.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Các đề tài, bài viết nêu trên đã đi sâu vào phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật về nhiều khía cạnh của quyền bào chữa trong pháp luật TTHS nhưng lại mang tính khái quát, giàn trải toàn bộ các giai đoạn của quá trình tố tụng hoặc chỉ là một giai đoạn nào đó như giai đoạn xét xử, riêng trong giai đoạn ĐTVAHS đặc biệt là từ thực tiễn thành phố Hà Nội thì chưa có công trình nghiên cứu nào, hơn nữa đây lại là giai đoạn quan trọng trong quá trình TTHS. Tuy nhiên, những công trình khoa học nghiên cứu nêu trên phần nào đã là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn về bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS; đề xuất những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng pháp luật tổ chức thực hiện bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực.

Dự báo các yếu tố tác động đến bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới;

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề lý luận về bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS và thực tiễn bảo đảm QBC của bị cantrong giai đoạn ĐTVAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về cải cách tư pháp và bảo đảm QBC trong TTHS.

Phương pháp phân tích tổng hợp, được sử dụng để phân tích, tổng hợp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài bao gồm: Các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo hàng năm về công tác ĐTHS của các CQĐT; sách, luận án, luận văn, đề tài khoa học, bài báo khoa học về bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS hoặc có liên quan đến bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS. Trên cơ sở đó, rút ra những luận cứ khoa học về thực trạng bảo đảm bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS.

2. Nội dung

2.1 Nhận thức chung về bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhận thức chung về quyền bào chữa và người bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhận thức về bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2.2 Tình hình có liên quan và thực trạng bảo đảm bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tình hình có liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.3 Dự báo, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Dự báo 

Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới

3. Kết luận

Luận văn dự báo, trong thời gian tới, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ dân trí và yêu cầu về nhân quyền trong thời kỳ hội nhập quốc tế sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cũng như sức ép lớn hơn trong việc bảo đảm thực hiện QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS; các điều kiện bảo đảm thực hiện QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đầu tư, hoàn thiện; quá trình thực hiện chủ trương, đường lối về cải cách tư pháp sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện bảo đảm thực hiện QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS. Luận văn cũng đã đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm QBC của bị can trong giai đoạn ĐTVAHS thời gian tới.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Anh (2019), Sổ tay điều tra viên, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Anh (2012), Tăng cường quản lý nhà nước về luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí CAND, số 1/2012.

Nguyễn Ngọc Anh (2010), Cải cách tư pháp trong CAND - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM