Luận văn ThS: Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay

Luận văn ThS Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích so sánh pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân, gia đình và thực tiễn để đề ra phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình tại Việt Nam

Luận văn ThS: Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Bình đẳng nam nữ là tiêu chuẩn được ghi nhận trong văn bản quốc tế và điều ước quốc tế về quyền con người. Quyền bình đẳng này là một trong những chuẩn mực quan trọng mà các quốc gia hướng đến nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định dân chủ, tiến bộ xã hội mà đây còn là yếu tố cơ sở của các quyền con người. Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Gali cũng đã khẳng định: “Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử với phụ nữ một cách xứng đáng”. Do vậy, bảo đảm quyền giữa nam và nữ là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Vấn đề bình đẳng giới chỉ được quan tâm khi Liên hợp quốc ra đời và trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 khẳng định: “…niềm tin vào…sự bình đẳng về các quyền giữa phụ nữ và đàn ông”. Đặc biệt, năm 1979, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (viết tắt là CEDAW). Công ước đã trở thành một phần trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người với mục đích bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới, không phân biệt giới tính trong việc thụ hưởng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản. Một trong lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng đến cuộc sống con người nói chung và của phụ nữ nói riêng, đó là hôn nhân và gia đình. Quyền bình đẳng này được nhấn mạnh trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (viết tắt là UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị (viết tắt là ICCPR) và CEDAW là một trong nền móng pháp lý quyết định để phụ nữ đạt được sự bình đẳng trọn vẹn với đàn ông

1.2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề bình đẳng của phụ nữ nói riêng và bình đẳng giới nói chung có ý nghĩa quan trọng khi nƣớc ta đang bước vào giai đoạn mới của tiến trình đổi mới, khi chúng ta thực hiện mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền bình đẳng tiếp tục là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị của người phụ nữ và tạo cơ hội cho phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhiều công trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Phân tích thực trạng, đánh giá tình hình bảo đảm quyền bình đẳng hôn nhân gia đình, việc nội luật hóa văn bản quốc tế, những thành tựu và hạn chế trong thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân, gia đình tại Việt Nam.
Đề xuất định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình hiện nay.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới; những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới. Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân, gia đình hiện nay

1.5 Những nét mới của luận văn

Luận văn phân tích, nhận xét về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân gia đình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam và việc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra đánh giá, phân tích và so sánh sự tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân gia đình

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền bình đẳng giới về hôn nhân, gia đình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Khái niệm và các đặc trưng cơ bản về lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Khái niệm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của phụ nữ

2.2 Thực trạng bảo đảm quyền bình đẳng giới về hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay

Những thành tựu cơ bản về Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

Những hạn chế chủ yếu về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

2.3 Quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm quyền bình đẳng giới về hôn nhân gia đình

Quan điểm cơ bản về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

3. Kết luận

Hàng loạt các bộ luật về kinh tế, xã hội và văn hóa đã được ban hành nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia hoạt động xã hội; bảo đảm các quyền con người, quyền phụ nữ, quyền tự do, quyền dân chủ với những chuẩn mực quốc gia, quốc tế. Nhờ đó, chúng ta đã tạo được hành lang pháp lý cần thiết để phát triển các mặt xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt Mục tiêu Thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết với Liên hợp quốc. Những thành công về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình của những năm đổi mới đã góp phần quan trọng vào sự ổn định xã hội; tạo cơ sở vững chắc cho sự chăm lo, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em gái, phát triển các quyền năng của phụ nữ về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị.

4. Tài liệu tham khảo

Lê Mai Anh (2006), "Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)", Tạp chí Luật học, (3).
Nguyễn Hoàng Anh (2010),
Bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa Triết Học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM