Luận văn ThS: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

Luận văn ThS: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích so sánh các văn bản pháp luật quốc tế và các bản Hiến pháp Việt Nam về bảo đảm bảo đảm quyền con người và đưa ra nhận xét về các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013.

Luận văn ThS: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người như: chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục và pháp luật... thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, bởi vì: pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con người; là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; vai trò của pháp luật còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện đảm bảo khác như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục..., các điều kiện này phải thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định và được hiện thực hóa. Hiến pháp là đạo luật tối cao trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, vì lẽ đó quyền con người cần phải được quy định cụ thể trong bản Hiến pháp.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thì Hiến pháp cần phải có bước tiến lớn trong tư duy về quyền và tư duy lập hiến, lập pháp. Trên cơ sở quy định của các Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng “bảo vệ công lý và quyền con người”. Đồng thời, Nhà nước cần phải đổi mới hoạt động lập pháp, triển khai các chương trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Các hoạt động này nhằm đẩy mạnh tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Nhà nước cũng thông qua nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của cả nước...

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người trong các công ước quốc tế, điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Phân tích thực trạng, đánh giá tình hình bảo đảm quyền con người bằng hệ thống bộ máy nhà nước Việt Nam, những thành tựu và hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người thông qua các quy định của Hiến pháp.
Nhận định, đánh giá các điểm mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn

1.5 Những nét mới của luận văn

Hiến pháp 2013 đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Qua đó, luận văn nhận xét các quy định về quyền con người, quyền công dân để thể hiện được tầm quan trọng của các quy định này trong bản Hiến pháp mới nhất

2. Nội dung

2.1 Bảo đảm quyền con người là mục tiêu của Hiến pháp 

Bảo đảm quyền con người - lý do ra đời Hiến pháp

Thực thi Hiến pháp là bảo đảm quyền con người

2.2 Thực trạng vấn đề bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp VIệt Nam

Quy định về quyền con người

Quy định phân quyền cũng là đảm bảo quyền con người

2.3 Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp 2013

Cách thức ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Nội dung các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong Hiến pháp 2013

3. Kết luận

Quyền con người là những quyền cơ bản nhất của con người, được có một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người - một động vật cao cấp có lý trí, và có tình cảm làm cho con người khác với các động vật khác, mà nhà nước thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mình là phải bảo vệ những quyền đó. Cũng vì lẽ tự nhiên đó, quyền con người luôn là mục tiêu của Hiến pháp mỗi quốc gia. Quyền con người luôn gắn liền với Hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Do vậy, việc thực thi Hiến pháp cũng chính là bảo đảm thực thi quyền con người.

4. Tài liệu tham khảo

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010, Hà Nội.
Nguyễn Thị Báo (2005
), “Đảm bảo thực hiện quyền công dân thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tr.9-14.
Bộ Nội vụ (2004),
Luật tổ chức Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Thống kê, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM