Luận văn ThS: Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

Luận văn ThS Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nghiên cứu những ưu điểm cũng như những hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người

Luận văn ThS: Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, là kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới. Được thúc đẩy từ năm 1945 kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc, quyền con người thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực  và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình với các góc độ khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu về quyền con người nói chung có công trình “Quyền con người trong thế giới hiện đại” (Viện Thông tin khoa học xã hội, 1995) của GS.TS Hoàng Văn Hảo và Phạm Khiêm Ích; “Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người”(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) của PGS.TS Chu Hồng Thanh. Từ góc độ nghiên cứu quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp có “Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010); “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia, 2011).

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các quy định liên quan đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử của pháp luật Việt Nam, liên hệ với thực tiễn và so sánh với pháp luật quốc tế, tác giả làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS. Đồng thời, qua đây, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của cơ quan này

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phân tích một cách cụ thể các quy định cơ bản về quyền con người được chuyển tải trong Hiến pháp và BLTTHS. Từ đó tạo ra được cái nhìn thân thiện và gần gũi hơn đối với những nhân quyền cơ bản

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quyền con người và bảo đảm quyền con người

1.6 Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn

Tác giả hy vọng việc nghiên cứu thành công Đề tài sẽ đóng góp một phần khiêm tốn trong việc giải quyết về mặt khoa học một trong những nội dung cấp thiết hiện nay ở nước ta là “Tòa án với vấn đề bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự”.

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 

 Yêu cầu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Các quyền con người có thể bị tác động trong TTHS

2.2 Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Pháp luật Việt Nam và Luật nhân quyền quốc tế  

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Pháp luật Việt Nam

Một số quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

2.3 Một số tồn tại và kiến nghị bảo đảm quyền con người trong giai đoạn xét xử ở Việt Nam hiện nay

Một số tồn tại trong xét xử vụ án hình sự

Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét xử ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án

Triển khai việc thành lập Cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam

3. Kết luận

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người bằng các quy định, chính sách và các hoạt động thực tiễn. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Chúng ta đã đạt được một số thành tích đáng tự hào về nhân quyền nói chung và nhân quyền trong TTHS nói riêng

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Quyền con người ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 8, tr6-9.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

(tại http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4496)

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM