Luận văn ThS: Bảo vệ thúc đẩy, quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

Luận văn ThS Bảo vệ thúc đẩy, quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam  nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi tại Việt Nam, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp bổ sung nhằm tăng cường bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi tại Việt Nam

Luận văn ThS: Bảo vệ thúc đẩy, quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Việt Nam cũng bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011, số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ NCT đã chiếm 10,5 % trên tổng dân số [18]. Cùng với đó, Việt Nam được xếp vào nhóm có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, để chuyển từ dân số vàng sang dân số già, Pháp cần 115 năm, Thụy Điển mất 70 năm còn Việt Nam thì sẽ chỉ cần 15-20 năm [29]. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm của người cao tuổi có thể thấy rằng họ thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, cuộc sống của một bộ phận trong số họ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hiện tượng người cao tuổi phải lao động nặng nhọc, bị ngược đãi hay lang thang còn nhiều. Mặt khác, xã hội Việt Nam hiện đại vẫn chưa đánh giá đúng vị thế, vai trò của người cao tuổi dẫn đến việc họ bị phân biệt đối xử. Truyền thống hiếu kính với người cao tuổi có xu hướng giảm sút

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những nghiên cứu nêu trên đã đưa đến những cái nhìn khái quát về NCT và quyền của NCT theo luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam, tuy nhiên vì đây là một đề tài mới và mỗi nghiên cứu lại tiếp cận theo một
hướng khác nhau hoặc tập trung làm rõ một vấn đề khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu tổng quan về quyền của NCT tại Việt Nam trên cơ sở tham chiếu với luật nhân quyền quốc tế sẽ mang đến những ý nghĩa thiết thực

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Tìm hiểu những khái niệm liên quan đến quyền của người cao tuổi và vấn đề bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi
Tìm hiểu các quy định của luật nhân quyền quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của người cao tuổi

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: luật nhân quyền quốc tế, pháp luật Việt Nam và thực tiễn bảo đảm quyền của người cao tuổi tại Việt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nƣớc và Pháp luật, về bảo đảm quyền con người

1.6 Ý nghĩa ca lý luận và thực tiễn của luận văn

Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt Nam, tuy nhiên có rất ít công trình tiếp cận vấn đề dưới góc độ quyền của người cao tuổi. Một số công trình đề cập đến quyền của người cao tuổi còn khá chung chung. Vì vậy, luận văn này sẽ góp phần bổ sung cho những nghiên cứu hiện hành về quyền của người cao tuổi ở nước ta. Từ đó luận văn có giá trị tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền của người cao tuổi.

2. Nội dung

2.1 Vai trò của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi

  • Người cao tuổi và tình hình người cao tuổi
  • Quyền của người cao tuổi
  • Vai trò của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi

2.2 Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi theo luật nhân quyền quốc tế

  • Quyền của người cao tuổi trong một số văn kiện pháp lý toàn cầu
  • Quyền của người cao tuổi trong các văn kiện nhân quyền khu vực

2.3 Thực tiễn bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi tại Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị

  • Chính sách, pháp luật Việt Nam về quyền của ngƣời cao tuổi
  • Thực tiễn bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi tại Việt Nam
  • Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của NCT
  • Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiêṇ chính sách, pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi tại Việt Nam

3. Kết luận

Quyền của người cao tuổi là một vấn đề tương đối mới trong khoa học pháp lý nói chung cũng như trong các quy định của luật nhân quyền quốc tế hay pháp luật Việt Nam nói riêng. Hiện chƣa có khái niệm thống nhất về “quyền của người cao tuổi” vì vậy có thể tiếp cận khái niệm này theo hai cách đó là: quyền của người cao tuổi là quyền con người và quyền của người cao tuổi là quyền của nhóm người dễ bị tổn thương. Theo đó, trong khuôn khổ các văn kiện pháp lý toàn cầu hoặc khu vực về nhân quyền sẽ ghi nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các quyền cơ bản của ngƣời cao tuổi trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Loan Anh (2013), “Về quyền của người cao tuổi trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí cộng sản, ngày 23/4/2013, http://www.tapchicongsan.org.vn, (truy cập: 13/10/2014)

Ban bí thư trung ương Đảng khóa VII (1995), Chỉ thị 59/CT-TW ngày 27/9/1995 về chăm sóc người cao tuổi, Hà Nội.
Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X (2011),
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM