Luận văn ThS: Các hình thức nô lệ hiện đại - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn

Luận văn ThS Các hình thức nô lệ hiện đại nêu một số vấn đề pháp lý và thực tiễn nghiên cứu về nạn buôn bán người, hình thức lao động cưỡng bức, lao động trẻ em

Luận văn ThS: Các hình thức nô lệ hiện đại - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Nô lệ hiện đại đã biến tướng rất nhiều so với chế độ nô lệ hàng trăm năm trước đây, dưới các hình thức như phân biệt chủng tộc, buôn bán người, bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, hôn nhân cưỡng bức hay cưỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột vũ trang...đòi hỏi phải có những thay đổi trong cách tiếp cận và nhận thức.

Để loại trừ được các hình thức nô lệ hiện đại, cần có một cuộc đấu tranh kiên trì và lâu dài thông qua luật pháp, giáo dục và hợp tác quốc tế nhằm tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và cần thiết về nhận thức, thái độ, hành động cũng như tập quán của con người. Bên cạnh đó cũng cần phải trừng phạt nghiêm khắc tội phạm, đồng thời giúp đỡ các nạn nhân vô tội giành lại cuộc sống và phẩm giá, đảm bảo loại trừ vĩnh viễn mọi hình thức nô lệ

1.2 Tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam, “Các hình thức nô lệ hiện đại” nếu xét là một tổng thể  thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên nếu xét ở từng hình thức cụ thể thì đã có một số hội thảo, nghiên cứu khoa học, bài viết học thuật... đề cập tới như là vấn đề buôn bán người, lao động trẻ em

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức nô lệ hiện đại trên thế giới và Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả tiến trình xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại ở nước ta.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin, quan điểm, đánh giá của cộng đồng quốc tế; đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước ta liên  quan đến việc xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại

1.5 Những nét mới của luận văn

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, luận văn cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm xóa bỏ các hình thức nô lệ  hiện đại ở nước ta

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề chung về các hình thức nô lệ hiện đại

Chế độ nô lệ

Các hình thức Nô lệ hiện đại

2.2 Các hình thức nô lệ hiện đại và việc bảo đảm quyền con người

Những thách thức của chế độ nô lệ hiện đại đối với việc bảo đảm  quyền con người

Các chủ thể chịu trách nhiệm ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại

Các văn kiện quốc tế cơ bản ngăn cấm các hình thức nô lệ hiện đại

Các chương trình hành động nhằm xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại

2.3 Ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam

Thực trạng các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam

Chính sách và pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống các   hình thức nô lệ hiện đại

Phương hướng ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam

3. Kết luận

Trong suốt nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn và đẩy lùi các hình thức nô lệ hiện đại thông qua việc thực hiện các chương trình hành động cộng đồng, xây dựng và thực thi pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia nhưng dường như con đường phía trước vẫn còn rất chông gai. Tại Việt Nam, các hình thức nô lệ hiện đại cũng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tuy đã có những nỗ lực giải quyết nhưng do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà hiệu quả đạt được còn hạn chế. Pháp luật phòng chống các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện với cả các biện pháp phòng ngừa lẫn chế tài xử lý đối với hành vi phạm tội buôn bán người, cưỡng bức lao động, cưỡng bức lao động trẻ em... Một khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện thì vấn đề năng lực thực thi pháp luật phải được coi trọng hàng đầu. Đó là yêu cầu phải có trong lĩnh vực hành pháp và tư pháp của một quốc gia

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp ILO (2011), Tìm hiểu về lao động trẻ em – Tài liệu đào tạo, tập huấn

Bô ̣ Luâṭ Hình sự Việt Nam 1999, sử a đổi bổ sung 2009

Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung 2012)

Công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị, ICCPR 1966

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM