Luận văn ThS: Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Luận văn ThS Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nghiên cứu các nguyên tắc chủ yếu liên quan đến hoạt động xét xử trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các nguyên tắc

Luận văn ThS: Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 trong đó đã qui định rất rõ tại Điều 103 của Hiến pháp: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Gần đây nhất vào ngày 24/11/2014 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 13 đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Tại Điều 13 của Luật đã qui định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo qui định của luật tố tụng”. Vì vậy, cần thiết phải đưa thêm nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vào hệ thống các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử và phải được coi là nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự khi sửa đổi Bộ luật TTHS

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực tế, các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự được đề cập rất nhiều ở một số giáo trình chuyên ngành luật, các bài tham luận tại các diễn đàn khoa học, các luận án, luận văn...Điển hình như giáo trình Luật tố tụng hình sự - Đại học luật Hà Nội; giáo trình Luật tố tụng hình sự - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Lê Cảm với bài “Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự” được đăng tại Tạp chí kiểm sát và bài viết “Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự” cũng được đăng trong cuốn Tạp chí Kiểm sát. Tác giả Nguyễn Ngọc Chí với một loạt các bài viết về các nguyên tắc như “Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự” được đăng tại Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; “Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS”, Tạp chí Khoa học ĐHQG; “Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; “Hoàn thiện nguyên tắc “Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật; “Lựa chọn mô hình tố tụng hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật và Đề cương bài giảng môn xét xử vụ án hình sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở xem xét nội dung một số nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử, cũng như tham khảo những tài liệu liên quan đến các nguyên tắc này, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nội dung cơ bản của các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử thông qua việc nghiên cứu sự hình thành một số nguyên tắc chủ yếu liên quan đến hoạt động xét xử trong lịch sử và thực tiễn của việc áp dụng để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên tắc này. Mặt khác, ở một mức độ nhất định luận văn có đề cập đến các nguyên tắc chung của TTHS

1.5 Phương pháp nghiên cu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh, đối chiếu. Qua đó, rút ra những kết luận, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện các nguyên tắc bảo đảm cho việc xét xử cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng

1.6 Ý nghĩa ca lý luận và thực tiễn của luận văn 

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong luật tố tụng hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử

Khái quát về các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự

Khái niệm, đặc điểm, phân loại các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử

Hệ thống các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử

2.2 Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử từ 1945

Nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử theo Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003

2.3 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Nam Định và một số kiến nghị

Diễn biến tình hình tội phạm ở tỉnh Nam Định

Kết quả của hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Nam Định

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Hiện nay, hoạt động xét xử của Toà án cần được xem xét trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như là một xu hướng khách quan của nền kinh tế thế giới. Do đó, cải cách tư pháp là vấn đề tất yếu phải đặt ra, trong đó trọng tâm là Toà án. Cải cách tư pháp đã được đề cập trong các văn kiện và các Nghị quyết của Đảng mà trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, có hiệu quả thì vai trò của Toà án là trung tâm. Về mặt tổ chức, Toà án các cấp càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Điều này thể hiện ở chỗ Toà án nước ta được tổ chức căn cứ vào đơn vị hành chính lãnh thổ. Đã coi nguyên lý độc lập là một nguyên lý tổ chức tư pháp thì phải thiết kế cơ quan tư pháp tách khỏi cơ quan hành chính. Nếu tổ chức cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính sẽ làm hạn chế sự độc lập của cơ quan tư pháp, dễ tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Toà án

4. Tài liệu tham khảo

Dương Thanh Biểu (2008), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (18-20), tr.10

Trần Duy Bình (2012), “Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí TAND, (11) tr. 22

Bộ tư pháp (1956), Thông tư số 2225 HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM