Cách viết Đơn xin việc cho bộ Hồ sơ xin việc chuẩn nhất 2020

Để có thể tiếp cận được với nhà tuyển dụng, ngoài đơn xin việc và CV thì cần phải xây dựng cho mình một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ nhất. Muốn làm được điều đó cần nắm rõ cách viết hồ sơ xin việc nhằm có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thông qua sự chỉnh chu và tính chuyên nghiệp. Vậy đâu là cách viết hồ sơ xin việc đúng chuẩn nhất cho ứng viên? Mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết được eLib chia sẻ sau đây.

Cách viết Đơn xin việc cho bộ Hồ sơ xin việc chuẩn nhất 2020

1. Hồ sơ xin việc là gì?

Chắc chắn khi tuyển dụng thì hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn mình nhận được những hồ sơ xin việc đầy đủ và đúng chuẩn để có thể đánh giá xác thực nhất về những ứng viên. Chính vì vậy để hoàn thiện cho mình bộ hồ sơ nhanh chóng và hợp lý các bạn cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ cần thiết như sơ yếu lý lịch, bản CV xin việc cụ thể, đơn xin việc, thư xin việc hay giấy khám sức khỏe và một số giấy tờ khác tùy từng nơi sẽ có những yêu cầu khác nhau, qua đó bạn có thể hoàn thiện hồ sơ và gửi tới các địa chỉ tuyển dụng thích hợp nhất.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều những doanh nghiệp không yêu cầu quá khắt khe về hồ sơ xin việc mà các ứng viên có thể làm hồ sơ online và ứng tuyển trực tiếp trên mạng. Tuy nhiên phần lớn các công ty đều cần những bản hồ sơ rõ ràng, đầy đủ thông tin cũng như có tính thuyết phục, tất cả mọi vấn đề liên quan đến ứng viên đều được thể hiện rõ ràng nhất. Dưới đây là một số những giấy tờ quan trọng cần có trong Hồ sơ xin việc, các bạn cùng tìm hiểu.

Hồ sơ xin việc là một tập văn bản, tài liệu tóm tắt về những thông tin cá nhân và nhân thân; quá trình học tập, giáo dục; quá trình hoạt động cũng như các kinh nghiệm làm việc của ứng viên dùng để ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó.

Có rất nhiều lựa chọn khi làm hồ sơ xin việc: viết theo cách truyền thống hoặc làm hồ sơ xin việc online; tuy nhiên hiện nay rất nhiều công ty, doanh nghiệp ở nước ta vẫn lựa chọn tiếp nhận bộ hồ sơ chuẩn dùng từ trước đến nay được mua ở các nhà sách, cửa hàng.

2. Hồ sơ xin việc gồm những gì?​

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ nhất sẽ bao gồm các giấy tờ có sẵn và các giấy tờ kèm theo:

  • Đơn xin việc
  • CV xin việc
  • Thư xin việc
  • Sơ yếu lý lịch tự thuật
  • Giấy khám sức khỏe
  • Các bằng cấp liên quan (nếu có)
  • Ảnh thẻ
  • Các giấy tờ cá nhân công chứng ( gồm có CMND, sổ hộ khẩu,...)

3. Hướng dẫn viết hồ sơ xin việc

3.1 Cách ghi hồ sơ xin việc phần sơ yếu lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một văn bản, tài liệu đi kèm trong bộ hồ sơ xin việc; người đi xin việc phải kê khai toàn bộ về thông tin cá nhân, gia đình và quá trình công tác. Đi kèm theo sơ yếu lý lịch tự thuật sẽ có bản photo công chứng, giấy CMND, sổ hộ khẩu và ảnh thẻ.

Nội dung của sơ yếu lý lịch gồm có 3 phần gồm phần bao gồm khai về bản thân, quan hệ gia đình và cuối cùng là tóm tắt quá trình đào tạo hoặc công tác.

Người kê khai cần phải cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin được yêu cầu trong nội dung sơ yếu lý lịch tự thuật.

Lưu ý quá trình làm hồ sơ xin việc khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật các thông tin cung cấp cần đầy đủ, chính xác vì đây là phần quan trọng sẽ có xác nhận từ địa phương; đặc biệt những người ứng tuyển vào các vị trí công việc trong cơ quan nhà nước thì đây sẽ là một trong những yếu tố bắt buộc phải kê khai chính xác.

3.2 Cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu có sẵn đối với đơn xin việc

Đối với cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu có sẵn thì trong đó sẽ có phần đơn xin việc; một đơn xin việc sẽ bao gồm các phần:

  • Kính gửi: Ghi rõ cá nhân, bộ phận tiếp nhận hồ sơ; tên Công ty, Doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.
  • Họ tên người viết: Viết đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa
  • Ngày tháng năm sinh: điền đầy đủ ngày tháng năm sinh theo đúng trên CMND và sổ hộ khẩu
  • Hiện cư ngụ tại: Ghi rõ địa chỉ cư trú thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
  • Chứng minh thư nhân dân số: Điền số CMND của mình, ngày cấp cùng nơi cấp.
  • Trình độ văn hóa: Nếu bạn học đến hết lớp 12 thì hãy ghi là 12/12. Nếu học hết Đại học thì ghi Đại học.
  • Ngoại ngữ: Viết trình độ ngoại ngữ bạn có (tiếng Anh, Pháp, Hàn,...)
  • Trình độ chuyên môn: Hãy điền ngành nghề theo học.
  • Xác nhận của ủy ban nhân dân: Cần có chữ ký và con dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nơi sinh sống.

3.3 Cách viết CV xin việc

CV xin việc là một văn bản, tài liệu nơi người xin việc trình bày về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, sở thích…

CV xin việc là yếu tố quyết định xem bạn có gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng hay không. Một bản CV xin việc đầy đủ sẽ làm tăng thêm cơ hội xin được việc cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Bên cạnh những mẫu CV online bạn cũng có thể tự tạo một CV theo cách riêng của mình. Cần chú ý điền đầy đủ các thông tin cần thiết của một bản CV:

  • Thông tin cá nhân: Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
  • Trình độ học vấn: Theo hệ Đại học hay Cao đẳng... chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn có liên quan, thành tích nổi bật, bằng khen (nếu có).
  • Kinh nghiệm làm việc: Trình bày những thành tích công việc mà bạn đã đạt trong quá trình làm việc của mình. Liệt kê những kinh nghiệm làm việc theo thời gian từ gần nhất trở về trước..
  • Những kỹ năng cần thiết khi xin việc: Viết các kỹ năng tạo được sự chú ý và đánh giá cao của nhà tuyển dụng: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xây dựng kế hoạch…
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày rõ ràng, cụ thể các mục tiêu nghề nghiệp chính là thể hiện được khát vọng của bạn trong công việc sắp tới, trình bày theo 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
  • Sở thích: Liệt kê các sở thích của bạn vào trong CV, đặc biệt ưu tiên các sở thích có liên quan đến công việc sẽ rất được chú trọng.
  • Các thông tin tham khảo: Các địa chỉ trang web, link về các giải thưởng hoặc sản phẩm đạt được hoặc công ty đã từng làm. Bên cạnh đó cung cấp đầy đủ: tên, số điện thoại, địa chỉ, email, vị trí chức vụ của người tham khảo mà bạn đã điền trong hồ sơ xin việc.

3.4 Cách viết thư xin việc

Hiện nay các nhà tuyển dụng không còn quá coi trọng đơn xin việc có sẵn trong bộ hồ sơ nữa mà bắt đầu chú ý đến nội dung của thư xin việc.

Nếu như đơn xin việc thường được viết theo phong cách hành chính với nội dung chủ yếu là liệt kê các thông tin cá nhân cũng như trình độ văn hóa cùng trình độ chuyên môn để nhà tuyển dụng xem xét - thì thư xin việc lại được viết dưới dạng mang giọng điệu riêng và thể hiện cá tính của mỗi ứng viên nhằm chinh phục nhà tuyển dụng nhằm khẳng định sự xứng đáng với vị trí ứng tuyển.

Do đó ứng viên cần phải chú trọng nội dung của thư xin việc, đồng thời cần phải có các nội dung chính:

  • Tiêu đề: Lời chào thể hiện sự trân trọng,  thông tin của người gửi, người nhận.
  • Giới thiệu: Bạn thấy công việc tuyển dụng ở đâu. Trình bày tóm tắt các vấn đề liên quan đến bản thân, những ưu điểm cũng như những giá trị của bạn đem đến cho công ty hoặc vị trí tuyển dụng.
  • Nội dung chính: Trình bày những thông tin trong việc làm trước đây của bạn, cố gắng nhấn mạnh những điểm liên quan với công việc bạn đang ứng tuyển để gây chú ý cho nhà tuyển dụng.
  • Nêu những kỹ năng mà bản thân có được, hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên phù hợp với công việc, bên cạnh đó cũng cần liệt kê các thành tích đạt được (tránh việc nói quá đà, phô trương khi không cần thiết dễ gây phản cảm)
  • Phần kết: Nêu rõ mong muốn của bản thân đối với việc cống hiến cho công ty cũng như thể hiện thái độ chân thành cũng lời cảm ơn sâu sắc.

Nội dung cần ngắn gọn, súc tích đồng thời truyền tải được các thông tin cũng như nguyện vọng của bản thân từ đó tạo được tính chuyên nghiệp cũng như sự đánh giá cao.

3.5 Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe là một giấy tờ nằm trong bộ hồ sơ xin việc nhằm xác nhận về tình trạng sức khỏe của người xin việc, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm, các bệnh lây truyền cũng như năng xác định khả năng lao động. Giấy khám sức khỏe phải được dấu xác nhận của bệnh viện hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền cùng con dấu và chữ ký của bác sĩ trực tiếp khám. Giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Nội dung ứng viên cần điền trong giấy khám sức khỏe:

- Phần thông tin cá nhân:

  • Họ và tên (chữ in hoa):  Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa.
  • Giới tính: Nếu là Nam thì điền vào Nam và ngược lại  - Tuổi: Ghi theo tuổi trên giấy CMND
  • Số CMND hoặc Hộ chiếu: Điền số CMND cùng ngày cấp và nơi cấp
  • Chỗ ở hiện tại: Ghi rõ địa chỉ cư trú thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
  • Lý do khám sức khỏe: Ghi rõ “Xin việc làm”

- Phần tiền sử bệnh :

+ Tiền sử gia đình: Có ai trong gia đình mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: Nếu không thì điền “không” còn nếu có thì điền “có” và ghi cụ thể tên bệnh.

+ Tiền sử bản thân: Bản thân đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: Nếu không thì điền “không” còn nếu có thì điền “có” và ghi cụ thể tên bệnh.

+ Câu hỏi khác (nếu có):

  • Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng: Liệt kê các bệnh đang điều trị cũng như các loại thuốc đang dùng.
  • Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): Phần này nêu tiền sử quá trình thai sản đối với phụ nữ

3.6 Các loại bằng cấp chứng chỉ

Những bằng cấp và các chứng chỉ liên quan đến ngành học hay công việc mà bạn ứng tuyển thì bạn nên dùng bản công chứng cho từng loại để chuẩn bị đầy đủ cho hồ sơ xin việc. Bạn cũng nên chuẩn bị trước bản gốc của các bằng cấp, chứng chỉ vì đôi khi nhà tuyển dụng cần xác minh đối với những bản công chứng.

Với những sinh viên mới tốt nghiệp chưa có bằng thì sử dụng giấy chứng nhận đã tốt nghiệp có dấu xác nhận của trường, sau đó bổ sung bằng sau cũng được.

3.7 Bản photo các giấy tờ cá nhân (CMND, sổ hộ khẩu,...)

Các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh thư hay thẻ căn cước bây giờ bạn cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị, đây cũng là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của bản thân.

3.8 Ảnh thẻ

Ảnh cá nhân tùy kích thước theo yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng, trên hồ sơ xin việc của bạn cũng cần có ảnh và sơ yếu lí lịch đều được dán ảnh và đóng dấu, chính vì thế bạn nên chuẩn vị đầy đủ ảnh và ghi rõ thông tin sau ảnh để tránh nhầm lẫn.

Cần chuẩn bị khoảng từ 4 - 6 ảnh thẻ (kích thước 3x4 hoặc 4x6 tùy theo yêu cầu) kèm theo hồ sơ xin việc ngoài những ảnh dán trên sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,...

4. Những lưu ý khi làm hồ sơ xin việc

Để có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng thông qua việc làm hồ sơ xin việc cần lưu ý những điểm sau:

  • Những thông tin trong hồ sơ xin việc phải chính xác, đầy đủ; tránh nói dối, giả mạo, nói không đúng về bản thân.
  • Nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chỉnh chu cũng như tinh thần ý thức trách nhiệm chính vì vậy trong quá trình làm hồ sơ xin việc cần chú ý cũng như tham khảo một số cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu có sẵn được chia sẻ để hoàn thiện hồ sơ của mình hơn.
  • Tránh các lỗi chính tả; nội dung phải ngắn gọn, súc tích, không lủng củng, trình bày và diễn đạt ý rõ ràng sao cho dễ hiểu và thuyết phục nhà tuyển dụng tốt nhất.
  • Cần chuẩn bị bộ hồ sơ công chứng gốc và nhiều bản photo tránh trường hợp nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ.
  • Không nên dùng nhiều loại mực để trang trí lòe loẹt trong đơn xin việc. Bạn không cần phải gạch chân hay đánh hoa để làm nổi bật. Tốt nhất bạn nên sử dụng một màu mực xanh hoặc đen, bút máy thay vì bút bi.

Với một số những giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ xin việc trên đây chắc hẳn các bạn đã phần nào hình dung được và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho hồ sơ của mình.

  • Nhà tuyển dụng hầu hết đều đánh giá cao tinh thần ý thức, trách nhiệm và chân thật của các bạn, chính vì vậy để có được vị trí phù hợp và công việc như mong đợi bạn nên đầu tư thời gian cũng như tìm hiểu nhiều hơn để hoàn thiện hồ sơ hiệu quả hơn.
  • Bạn nên chuẩn bị vài bộ hồ sơ gốc và photo thành nhiều bản khác để tránh những trường hợp gửi hồ sơ mà nhà tuyển dụng họ không trả lại.
  • Bạn nên nộp sớm và đúng địa chỉ để hồ sơ của bạn được duyệt nhanh chóng hơn.
  • Nếu bạn được tham dự cuộc phỏng vấn thì chỉ cần mang theo hồ sơ photo hoặc bản CV xin việc, và nói với nhà tuyển dụng về bộ hồ sơ chính thức của bạn sẽ được bổ sung sau đó nếu bạn được nhận vào làm.

Các chú ý khi điền thông tin trong Sơ yếu Lý lịch

Trong bản sơ yếu lí lịch tự thuật có những thông tin bạn cần nhập, nhưng có một số thông tin bạn cần chú ý như sau:

  • Họ và tên: Sử dụng tiếng Việt có dấu, viết hoa. VD: NGUYỄN VĂN THẮNG
  • Quá trình hoạt động của bản thân: Trong phần này các bạn nên tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu đến nay, quá trình học tập và tham gia các hoạt động xã hội nổi bật nào. Phần này các bạn lưu ý không nên trình bày dài dòng khó hiểu, bởi nhà tuyển dụng không quá quan tâm đến vấn đề này, mà chỉ muốn đánh giá quá trình hoạt động và làm việc của bạn thời gian trước đó ở những đâu.

VD:

  • 2012- 2015: Học tại trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Nội
  • 2016-2020: Học tại trường học viện báo chí và tuyên truyền - Hà Nội
  • 2020-2021: Làm việc tại Công ty cổ phần....

Những thông tin trong sơ yếu lý lịch thường sẽ có những mô típ chung theo hồ sơ ứng tuyển của nhà nước, các bạn cần phải viết chân thực và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng và dễ dàng nhất. Đối với những bạn làm hồ sơ xin việc online thì không cần đến sơ yếu lý lịch cũng nên tham khảo bởi nếu khi bạn trúng tuyển chắc chắn bạn cần nộp hồ sơ đầy đủ thông tin đến nhà tuyển dụng để họ lưu lại thông tin cá nhân của từng người.

Việc hoàn thiện hồ sơ xin việc không quá khó khăn đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên với những bạn mới ra trường chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, chính vì thế khi viết đơn xin việc các bạn có thể tìm hiểu về mẫu đơn xin việc chuẩn nhất để nghiên cứu và ứng dụng cho nhu cầu xin việc của mình.

Khi chúng ta làm hồ sơ xin việc có nhiều bạn chủ quan và đánh mất cơ hội chỉ vì CV xin việc, có nhiều lý do khiến cho việc tạo cv của bạn không được ấn tượng và chuyên nghiệp. Chính vì thế nếu bạn đã nhiều lần xin việc mà chưa thành công thì đừng ngại, hãy xem ngay lỗi đánh mất cơ hội chỉ vì CV xin việc biết đâu qua đó bạn sẽ có thể hoàn thiện bản CV của mình tốt hơn. Hiện nay có rất nhiều những bản CV mẫu tiếng Việt và tiếng Anh đều có , chính vì thế bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình cách viết CV thích hợp hơn.

Đặc biệt lưu ý với các bạn, đối với tất cả những giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin việc, khi bạn viết cần chú ý lỗi chính tả, ngắn gọn, súc tích, không lủng củng, trình bày và diễn đạt ý rõ ràng sao cho dễ hiểu và thuyết phục nhà tuyển dụng tốt nhất. Chắc chắn với những điều cơ bản và những giới thiệu rõ ràng về hồ sơ xin việc trên đây chúng chúng tôi sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện tất cả các giấy tờ liên quan và chuẩn bị cho mình những bộ hồ sơ đầy đủ, chuyên nghiệp nhất để gửi tới nhà tuyển dụng và ứng tuyển thành công vị trí mong muốn.

Ai trong số chúng ta đều có những công việc mà mình mơ ước và muốn thực hiện được nó. Tuy nhiên bước đầu tiên để có được một công việc tốt bạn là người lao động thì cần có bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, đầy đủ và đặc biệt hể hiện được tính chuyên nghiệp. Qua bài viết này hi vọng bạn sẽ có những chuẩn bị tốt cho tương lai việc làm của mình

Chúc các bạn thành công!

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM