Cải rừng lá kích - Điều trị nhọt và các vết thương

Cải rừng lá kích là cây thảo sống nhiều năm, có rễ chính to, không có chồi, mọc hoang ở vùng núi từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tây cho tới Lâm Đồng, được dùng làm thuốc hạ nhiệt vào mùa hè, điều trị nhọt và các vết thương. Để biết được công dụng trong y học của cây Cải rừng lá kích mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cải rừng lá kích - Điều trị nhọt và các vết thương

Cải rừng lá kích, Cây lưỡi cày - Viola betonicaefolia J.E.Sm., thuộc họ Hoa tím - Violaceae.

1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, có rễ chính to, không có chồi. Lá xoan, thuôn, tù, cụt, hay hơi hình tim ở gốc, dài 5 - 6cm, rộng 2 - 3cm ở gốc, nhẵn, gần như đồng màu, có mép hõi có rãng; cuống lá có cánh, nhất là ở đỉnh, dài 4cm; lá kèm nguyên, dài 1cm. Hoa màu trắng hay lam lam, có sọc đậm, kích thước trung bình, ở ngọn một cuống hoa dài 10cm hay hơn, vượt quá lá. Quả nang dài 6mm.

Hoa tháng 11 - 5; có quả vào mùa hạ, mùa thu.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Violae Betonicaefoliae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở vùng núi từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tây cho tới Lâm Đồng. Còn phân bố ở Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống làm thuốc hạ nhiệt vào mùa hè, nhưng chỉ uống hạn chế độ 3 - 4 lần thôi vào mùa nóng. Lá, hoa và thân còn dùng làm thuốc điều trị nhọt và các vết thương.

Trên đây là một số thông tin về cây Cải rừng lá kích mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM