Luận văn ThS: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Luận văn ThS Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam nghiên cứu  phân tích và đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh trạnh không lành mạnh, thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề xử lý vi phạm

Luận văn ThS: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trải qua hơn 11 năm thực thi Luật Cạnh tranh 2004, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng cơ bản đã có nhiều tác động thực tế tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài trở nên chưa đủ mạnh để kiểm soát, loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Thực tế đã chứng minh việc điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành chiếm số lượng rất ít so với thực tiễn xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 được đánh giá là một đạo luật thiếu tính chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả các văn bản dưới Luật

1.2 Tình hình nghiên cứu

Lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu Luật học cũng như giới kinh doanh. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ Luận án, Luận văn, Báo cáo và các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Từ những vấn đề đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và củng cố chế tài pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, góp phần đấu tranh chống hành vi vi phạm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết trên cơ sở Chủ nghĩa Mác Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để thể chế chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp so sánh luật học để làm rõ nội dung của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh, từ đó đánh giá ưu điểm cũng như những hạn chế trong pháp luật hiện hành nhằm đề xuất kiến nghị và giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

1.5 Những nét mới của luận văn

Đề tài “Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” góp phần làm sâu sắc hơn nhận thức về quy định pháp luật cạnh tranh về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phân tích việc áp dụng các chế tài của pháp luật thực hiện trên thực tế, từ đó đưa ra một số kiến nghị cũng như giải pháp nhằm tăng tính khả thi và hiệu quả của chế tài, tạo một môi trường kinh doanh cạnh tranh thực sự bình đẳng và công bằng, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng, tăng vị thế cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Khái quát về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 

2.2 Thực trạng quy định pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn áp dụng

Thực trạng quy định pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Thực trạng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Đánh giá chung

2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các yêu cầu hoàn thiện pháp luật

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

3. Kết luận

Đi sâu vào nghiên cứu áp dụng chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật diễn ra trong môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, đảm bảo phát huy mọi tiềm năng kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì công tác lập pháp cần có sự quan tâm hàng đầu. Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoàn thiện, có cơ chế đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước phát huy mọi nội lực, tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài một môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi.Thông qua việc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Trong đó, pháp luật chống cạnh tranh không

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Tổng quan pháp luật và thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học về Thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội

Phạm Quế Anh (2012), Khung pháp lý và tình hình thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong khu vực và trên thế giới, Tài liệu Hội thảo khoa học về Thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM