Luật Khoa học công nghệ

1. Những quy định chung của Luật Khoa học công nghệ

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

1.2 Đối tượng áp dụng

 Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam

1.3 Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới

Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ

1.4 Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ

Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam

Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai

Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

1.5 Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

  • Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

  • Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

  • Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.

2. Nghị quyết Khoa học công nghệ

2.1 Nghị quyết là gì?

Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

2.2 Thẩm quyền ban hành nghị quyết

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp..

2.3 Hiệu lực của Nghị quyết

Theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì đối với Nghị quyết, thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần sẽ được quy định trong nội dung của từng nghị quyết đó

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể về thời gian các văn bản có hiệu lực, chỉ đảm bảo thời điểm có hiệu lực

  • Đối với Nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ thì không được phát sinh hiệu lực trước 45 ngày kể từ ngày văn bản đó được phê duyệt hoặc ký ban hành

  • Đối với Nghị quyết do HĐND ban hành thì không được có hiệu lực trước 10 ngày kể từ thời điểm văn bản được phê duyệt hoặc ký ban hành

2.4 Nghị quyết Khoa học và công nghệ mới nhất

  • Nghị quyết 155/NQ-CP của Chính phủ về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương Quốc Thái Lan về Hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

  • Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố có nhu cầu thu hút giai đoạn 2018 - 2022

  • Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự; thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư

  • Nghị quyết 91/NQ-CP của Chính phủ về việc cấp phép sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thuộc phạm vi quốc gia

  • Nghị quyết 90/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Nghị quyết 297/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo

3. Thông tư Khoa học và công nghệ

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành.

Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN là quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước dưới các hình thức đề tài khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là đề tài); dự án sản xuất thử nghiệm (sau đây gọi tắt là dự án); đề án khoa học; dự án khoa học và công nghệ

3.2 Một số Thông tư Khoa học và công nghệ mới nhất

  • Thông tư 40/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm

  • Thông tư 45/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học

  • Thông tư 05/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về an toàn hạt nhân đối với cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

  • Thông tư 10/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

  • Thông tư 26/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông

  • Thông tư 02/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 41 Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước

  • Thông tư 01/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ

  • Thông tư 29/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Thông tư 26/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm rõ về Luật Khoa học công nghê, Nghị định, Quyết định, Thông tư về Khoa học công nghê. Bên cạnh đó, eLib còn giới thiệu đến bạn các thông tư, nghị định, quyết định mới nhất trong lĩnh vực Khoa học công nghê mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM