Luật Xây dựng

Chuyên mục Luật Xây dựng - Đô thị được eLib tổng hợp các Văn bản luật, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định... của cơ quan nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô thị,... trong lĩnh vực Xây dựng đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luật Xây dựng

1.1 Khái niệm

Luật xây dựng (construction law) là hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động xây dựng, các quyền và nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng và có hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Về cơ bản pháp luật xây dựng Việt Nam là tổng toàn bộ luật xây dựng bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng. Mọi vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng, đầu tư dự án xây dựng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

Luật xây dựng là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và các quan hệ kinh tế, xã hội, kĩ thuật và mĩ thuật phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra.

1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Xây dựng

Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp

  • Đó là quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của những pháp nhân kinh tế, diễn ra trên thị trường đầu tư và xây dựng. 
  • Các mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú, song tập trung chủ yếu vào các quan hệ kinh tế có liên quan đến các hoạt động qui hoạch, khảo sát, thiết kế, tư vấn, đấu thầu, chọn thầu, xây lắp công trình, mua, bán, sản phẩm hàng hoá cung ứng dịch vụ, quan hệ tài chính, tiền tệ, tài sản…
  • Các quan hệ này nảy sinh và được giải quyết chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế như: các chủ đầu tư, các công ty tư vấn, công ty xây dựng, tổ chức cung ứng, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ...
  • Riêng các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thì yếu tố tổ chức – kế hoạch, yếu tố nhiệm vụ – nghĩa vụ chi phối mạnh hơn yếu tố sở nguyện của các chủ thể.

Quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước

  • Thực chất đây là quan hệ lợi ích giữa cá nhân (người sản xuất – kinh doanh) và xã hội (mà Nhà nước là đại diện). 
  • Quan hệ này biểu hiện thành trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với xã hội thông qua Nhà nước trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường, đóng góp tích luĩ cho ngân sách bảo vệ các bí mật kinh tế quốc gia; bảo đảm chất lượng và vệ sinh sản phẩm...
  • Quan hệ này thực chất là quan hệ quản lí nhà nước mà trong đó chủ thể của các quan hệ có địa vị pháp lí khác nhau: Một bên là cơ quan quản lí, một bên là đối tượng bị quản lí. 
  • Pháp luật về kinh tế, trên giác độ này, có sứ mệnh điều chỉnh hành vi của người sản xuất kinh doanh sao cho không xâm hại đến lợi ích xã hội và lợi ích công dân.

Quan hệ nội bộ trong các doanh nghiệp

  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cũng như nhiều doanh nghiệp khác được tạo lập và vận hành theo những nguyên lí tổ chức rất khoa học và thường bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như đội sản xuất, phân xưởng, công trường...
  • Quan hệ nội bộ doanh nghiệp bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận với nhau và quan hệ giữa doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp với người lao động.
  • Các quan hệ này nảy sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và mang đặc tính của những quan hệ nội bộ thuộc thẩm quyền riêng của các doanh nghiệp. Chúng được điều chỉnh chủ yếu bằng các qui định của bản thân doanh nghiệp dưới dạng các văn bản điều lệ, qui chế phù hợp với pháp luật của Nhà nước.

2. Luật Quy hoạch đô thị

2.1 Khái niệm

Luật Quy hoạch đô thị quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

Luật Quy hoạch đô thị áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị: Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

2.2 Luật quy hoạch đô thị năm 2020

Trong Luật quy hoạch đô thị năm 2020, cần đặc biệt nắm rõ một số điểm sau:

Pháp luật công khai quy hoạch

- Theo Luật quy hoạch, tuyệt đối nguyên cấm các hành vi từ chối thông tin về quy hoạch. Điều này có nghĩa là luật quy hoạch yêu cầu phải công khai các tin tức quy hoạch nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong việc quy hoạch cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của những người liên quan.

- Cụ thể luật công khai quy hoạch xác định các hành vi cấm như sau:

  • Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch nếu không thuộc thông tin mật của nhà nước.
  • Cố ý công khai quy hoạch sai.
  • Làm giả, hủy hoại, sai lệch hồ sơ, tài liệu về quy hoạch.
  • Xác định nguyên tắc kế thừa khi quy hoạch
  • Theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 quy định nguyên lý quy hoạch đô thị đó là:
  • Đảm bảo sự tuân thủ, liên tục, kế thừa và ổn định trong quy hoạch
  • Luôn thống nhất, đồng bộ với các chiến lược quy hoạch ngành, lãnh thổ…
  • Công khai quy hoạch và đảm bảo sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân, hài hòa lợi ích quốc gia, vùng, địa phương và người dân.
  • Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch

Buộc phải lấy ý kiến khi quy hoạch

- Theo quy định khi pháp luật về lập quy hoạch sẽ phải lấy ý kiến của các cơ quan,tổ chức liên quan và những đối tượng mà quy hoạch tác động đến theo điều 19.

- Việc lấy ý kiến sẽ thực hiện theo các hình thức:

  • Gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.
  • Niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
  • Các đơn vị, cơ quan được lấy ý kiến phải có trách nhiệm trả lời. Đối với lấy ý kiến cộng đồng sẽ đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.

Pháp luật về điều chỉnh quy hoạch:

- Quy định của luật điều chỉnh quy hoạch cần phải đảm bảo các nguyên tắc, đặc biệt là không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch nếu không phải là trường hợp:

  • Điều chỉnh mục tiêu chiến lược kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực.
  • Điều chỉnh địa giới hành chính.
  • Điều chỉnh quy hoạch do tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu.

- Theo luật việc điều chỉnh quy hoạch không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan lập quy hoạch mà sẽ chỉ được điều chỉnh khi có căn cứ.

Trình tự lập quy hoạch trong luật quy hoach đô thị năm 2020

- Đối với vấn đề lập quy hoạch cấp tỉnh sẽ phải tuân thủ, trình tự các bước theo khoản 4 Điều 16 như sau:

  • Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, định hướng phát triển.
  • Các cơ quan và tổ chức liên quan, UBND huyện đề xuất nội dung, ý kiến cho quy hoạch.
  • Xử lý, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, góp ý kiến.
  • Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch.
  • Hoàn thiện nội dung và lấy ý kiến lập quy hoạch.
  • Tiếp nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình hoàn thiện quy hoạch.
  • Trình UBND tỉnh xem xét, thông qua và trình chính phủ...

- Việc lập các hoạch có tính chất chuyên môn, chuyên ngành phải tuân thủ các quy định của một số luật chuyên ngành như:

  • Pháp luật quy hoạch đất đai mới nhất - Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (Luật đất đai 45/2013/QH13)
  • Pháp luật quy hoạch môi trường: quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường (Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
  • Quy định luật quy hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng nguồn nước… (Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13)
  • Quy hoạch thủy lợi (Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14)
  • Quy hoạch xây dựng (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 sửa đổi luật quy hoạch bổ sung 2018)
  • Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12)
  • Quy hoạch sử dụng biển của cả nước (Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13)

Mỗi loại quy hoạch có tính chất chuyên môn ngoài tuân theo các quy định của Luật quy hoạch chung năm 2017 thì cần phải tuân thủ theo các quy định của luật chuyên ngành.

3. Nghị định về Luật Xây dựng - Đô thị

3.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là (Một loại văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ) hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất.

Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản luật quy phạm pháp luật để: quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyển của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn sơ với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

Ví dụ: Nghị định số 175/GP ngày 18.10.1894 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trưởng: Nghị định số 37/HĐBT ngày 28.01.1992 về việc ban hành quy chế quản lí kinh doanh du lịch: Nghị định số 82/CP ngày 02.8.1994 ban hành quy chế đặt và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 87/CP ngày 17.8.1984 về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.2 Nghị định về Luật xây dựng - Đô thị

  • Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn
  • Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
  • Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
  • Nghị định 95/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
  • Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
  • ...

4. Nghị quyết về Luật Xây dựng - Đô thị

4.1 Khái niệm Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; chính sách dân tộc, tòn giáo, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, điều chỉnh ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn để khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Những nghị quyết của Quốc hội chứa đựng quy tắc xử sự chung được gọi là nghị quyết có quy phạm pháp luật, có giá trị tương đương với luật.

Nghị quyết của Uÿ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giảm sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giảm sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoàc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sƠ, hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực Hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo: quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về ngân sách nhà nước, tiền tệ; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lí công tác đối ngoại của Nhà nước, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Công dân; các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

4.2 Nghị quyết về Luật Xây dựng - Đô thị

  • Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2020 về Nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 17/2018/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020
  • Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND về chủ trương vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để thực hiện Dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) - dự án thành phần tỉnh Bình Định
  • Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
  • Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2020 về kết quả giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2019
  • Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND quy định về mức chi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum
  • Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
  • Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND quy định về mức chi xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang
  • ...

5. Thông tư về Luật Xây dựng - Đô thị

5.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

5.2 Thông tư về Luật xây dựng - Đô thị

  • Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  • Thông tư 34/2020/TT-BTC quy định về mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng do Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 27/2020/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 22/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
  • Thông tư 21/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  • Thông tư 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
  • Thông tư 19/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
  • ...

Trên đây là các thông tin về Luật Xây dựng - Đô thị, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về Xây dựng - Đô thị mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Xây dựng - Đô thị mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM