Luận văn thạc sĩ Luật

Một đề tài luận văn thạc sĩ thú vị sẽ giúp việc đạt điểm số cao dễ dàng hơn. Vậy làm thế nào để lựa chọn được đề tài luận văn Thạc sĩ Luật thú vị? Hình thức trình bày của luận văn Thạc sĩ Luật như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo chuyên mục Luận văn Thạc sĩ Luật được eLib chia sẻ sau đây.

1. Luận văn Thạc sĩ Luật là gì?

Luận văn Thạc sĩ Luật là kết quả nghiên cứu, phân tích và được viết bởi chính tác giả, không là kết quả nghiên cứu của người khác và chưa được người nào công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nếu kết quả là công trình nghiên cứu khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể mà trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải có đủ căn cứ chứng minh sự đồng ý của các thành viên trong tập thể đó cho phép sử dụng.

Luận văn thạc sĩ Luật học là bài luận cuối khóa của học viên thạc sĩ theo học ngành luật học. Đòi hỏi phải có giá trị cao về mặt ý nghĩa giả thuyết khoa học và ý nghĩa thực tiễn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Tất cả các luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ phải thỏa mãn yêu cầu của một luận văn khoa học chuyên ngành và các yêu cầu quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoa Sau Đại Học và cơ sở/đơn vị đào tạo (Khoa/Viện).

2. Yêu cầu đối với luận văn Thạc sĩ Luật

Luận văn của chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo;

Luận văn của chương trình đạo tạo theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới… trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế;

Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Luận văn phải được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa.

Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể cách thức trình bày luận văn theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo và các vấn đề khác liên quan đến luận văn. 

3. Hình thức trình bày đề cương luận văn Thạc sĩ Luật

Thông thường, đề cương luận văn thạc sĩ phải được trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4.

Trang bìa đề cương luận văn thạc sĩ cần ghi rõ:

Đề cương luận văn thạc sĩ

Tên đề tài

Chuyên ngành: Luật thương mại (hoặc Luật dân sự)

Mã số: 60340102

Họ và tên học viên

Người hướng dẫn khoa học

Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)

Định dạng đề cương luận văn thạc sĩ chuẩn trong Word:

Font chữ: Times New Roman

Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)

Dãn dòng: đặt ở chế độ 1,5 lines

Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.

Đánh số trang: ở giữa (tính từ nội dung chính) phía trên đầu trang giấy

Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo).

Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)

Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục. Ví dụ hình 1 của mục 2 thì mô tả là hình 2.1. Nguồn phải trích dẫn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.

Bảng chữ viết tắt phải nêu nếu có sử dụng chữ viết tắt trong phần nội dung, cần sắp xếp theo trật tự ABC và phải có giải thích nghĩa nếu dùng chữ nước ngoài.

4. Cấu trúc của luận văn Thạc sĩ Luật

Cấu trúc chung của luận văn như sau:

Phần phụ đầu

Bìa và trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ, ảnh,...

Trích yếu luận văn

Phần nội dung chính

Nội dung luận văn viết không quá 100 trang, bao gồm 5 phần:

Phần 1. Mở đầu (khoảng 5%)

Phần 2. Tổng quan tài liệu (25-30%)

Phần 3. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu (10-15%)

Phần 4. Kết quả và thảo luận (>50%)

Phần 5. Kết luận và kiến nghị (2-3%)

Phần phụ cuối

Danh mục các công trình công bố (nếu có)

Tài liệu tham khảo

Phụ lục (nếu có)

5. Hướng dẫn trình bày luận văn Thạc sĩ Luật

Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả luận văn cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. Luận văn đóng bìa cứng, in chữ nhũ.

5.1 Soạn thảo văn bản

Sử dụng kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), dày không quá 100 trang (khoảng 45.000 từ), không kể phụ lục.

5.2 Tiểu mục

Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số và nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

5.3 Bảng biểu, hình vẽ

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3). Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ (ví dụ: nguồn Bộ tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp ngay theo phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy như gấp hình vẽ để giữ nguyên tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.

Đối với những trang giấy có chiều đứng lớn hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ …) có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau luận văn.

Các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn. Khi đề cập đến các bảng biểu hoặc hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn. Khi có ký hiệu mới xuất hiện lần đầu tiên thì phải có giải thích và đơn vị tính đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2).

5.4 Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A, B, C) ở phần đầu luận văn.

5.5 Tài liệu tham khảo và các trích dẫn

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được duyệt để bảo vệ.

Danh mục tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự được trích dẫn trong luận án (theo tiêu chuẩn trích dẫn của IEEE). Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết tránh làm nặng nề phần tham khảo trích dẫn.

5.6 Phụ lục

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh… nếu sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận văn. Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn.

6. Danh mục đề tài luận văn Thạc sĩ Luật tham khảo

Luật thương mại

  • Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu
  • Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp ở Việt Nam: phân tích từ thực tiễn một số khu công nghiệp trên đại bàn TP Hà Nội
  • Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
  • Quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở Việt Nam
  • Quyền được hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của chúng
  • Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hà nội
  • Pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước
  • Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Luật quốc tế

  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
  • Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về quyền con người của liên hợp quốc tác động và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam

Luật dân sự

  • Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
  • Bảo đảm quyền của người chung sống với HIV/AIDS trong pháp luật Việt Nam
  • Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam
  • Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay
  • Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay
  • Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam
  • Quyền của người đồng tính
  • Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam
  • Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN: thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam
  • Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
  • Bảo vệ thúc đẩy, quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

Luật hình sự

  • Các nguyên tắc liên quan đến hoạt động xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
  • Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự
  • Các hình thức nô lệ hiện đại - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn
  • Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Hà Nội
  • Quyền của bị can theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng
  • Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
  • Bảo đảm quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
  • Định tội danh các tội về ma túy từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
  • Điều tra vụ án buôn lậu theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn cục điều tra chống buôn lậu, tổng cục hải quan
  • Luận tội của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội
  • Tội buôn lậu từ thực tiễn cảng hàng không Quốc Tế Nội Bài
  • Điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội
  • Hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Thành Phố Hải Phòng
  • Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các quận, huyện của Thành Phố Hải Phòng
  • Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
  • Định tội danh tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự việt nam, từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội
  • Phạm nhiều tội từ thực tiễn Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
  • Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
  • Tội giết người theo pháp luật hình sự Vệt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Luật hành chính nhà nước

  • Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945
  • Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

....

Trên đây là một số thông tin về luận văn Thạc sĩ, yêu cầu viết luận văn Thạc sĩ, cấu trúc của bài luận văn Thạc sĩ, cách trình bày luận văn Thạc sĩ giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình theo trình tự quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài Luận văn Thạc sĩ Luật khác được chia sẻ tại eLib để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM