Chứng cao huyết áp ở người cao tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Huyết áp được xem như là một dấu hiệu quan trọng của sức khỏe hệ tim mạch. Người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ bị suy tim, đột quỵ, bệnh thận mãn tính rất cao và xuất hiện những tổn thương ở động mạch và tình trạng đó thể gây ra nhồi máu cơ tim. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Chứng cao huyết áp ở người cao tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Huyết áp được xem như là một dấu hiệu quan trọng của sức khỏe hệ tim mạch. Người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ bị suy tim, đột quỵ, bệnh thận mãn tính rất cao và xuất hiện những tổn thương ở động mạch (tương tự với tổn thương gây ra bởi hàm lượng cholesterol cao) và tình trạng đó thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Những nguy cơ này vẫn có thể xảy ra những người cao tuổi. Gần một phần ba người Mỹ bị cao huyết áp và huyết áp thường tăng theo độ tuổi, đặc biệt khi một người đã qua tuổi trung niên. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.

May mắn thay, những người cao tuổi vẫn còn cơ hội để chiếm lại thế chủ động trong việc giảm huyết áp. Ta có thể làm giảm huyết áp bằng các phương pháp đơn giản như tăng cường tập thể dục và điều tiết chế độ ăn uống. Trong trường hợp mặc dù đã thay đổi lối sống tốt hơn nhưng huyết áp vẫn cao, thì bác sĩ sẽ điều trị huyết áp bằng thuốc, và điều này đã được chứng mình là rất hữu hiệu.

2. Con số huyết áp mục tiêu thường khác nhau ở những người cao tuổi

Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển các tổn thương về thận, bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu bạn bị cao huyết áp, chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ khuyên bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn, tập thể dục nhiều hơn, ngưng hút thuốc nếu bạn đang hút, giảm cân nếu bạn thừa cân. Nếu những biện pháp này không mấy khả quan, các chuyên gia cũng sẽ đề nghị bạn nên dùng các phương thuốc nhất định để hạ huyết áp xuống một con số an toàn hơn. Huyết áp mục tiêu đối với hầu hết mọi người hiện nay là 120/80 mmHg. Tuy nhiên, mức huyết áp lý tưởng mục tiêu đối với những người cao tuổi vẫn còn chưa rõ vì hiện có quá ít nghiên cứu về nhóm tuổi này. Tổn thương từ bệnh cao huyết áp gây ra với các cơ quan như thận, xảy ra chậm hơn hoặc không rõ ràng ở những người cao tuổi. Thực tế cho thấy, vẫn chưa tìm ra cách hạ huyết áp để giảm nguy cơ tử vong cho những người cao tuổi.

Ngoài ra, nhiều người trên 65 tuổi có thể đột nhiên cảm thấy chóng mặt, ngã hay bất tỉnh khi họ đang đứng do huyết áp đột ngột giảm xuống quá thấp. Tình trạng này được gọi là chứng hạ huyết áp thế đứng hay tư thế, đặt ra nguy cơ gãy xương và những chấn thương nghiêm trọng khác. Những người già yếu bị loãng xương cần nhận được sự quan tâm đặc biệt đối với tình trạng trên. Do đó, nhiều bác sĩ hiện nay đã thiết lập mức chỉ tiêu 140/90 mmHg, 150/80 mmHg hay 150/85 mmHg đối với những người cao tuổi để tránh tình trạng bị tụt huyết áp tư thế đứng. Những người cao tuổi nên bắt đầu uống thuốc điều trị huyết áp từ từ và tăng dần lên để tránh bất kỳ sự giảm đột ngột về mức huyết áp.

3. Duy trì một mức huyết áp khỏe mạnh

Dù chứng cao huyết áp rất phức tạp nhưng việc học cách duy trì một mức huyết áp bình thường thực ra lại rất đơn giản.  Cũng giống như điều trị các bệnh khác liên quan đến tim mạch (chẳng hạn như cholesterol) thì bước đầu tiên để hạ huyết áp là thay đổi lối sống. Điều đầu tiên là bạn cần thay đổi lối sống. Tập thể dục và kiểm soát cân nặng là hai điều rất quan trọng. Chế độ ăn ít muối cũng rất quan trọng. Các thông tin y tế khuyến cáo chúng ta nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Với những người cao tuổi, thay vì tập thể dục thì họ có thể đi bộ thường xuyên hơn hoặc tăng cường làm các công việc nhà. Ngoài ra để cải thiện tổng thể sức khỏe tim mạch và lượng cholesterol, những bệnh lý có thể làm tăng huyết áp do gây nên sự thu hẹp động mạch, việc tập thể dục cũng giúp giảm cân.

Liên quan mật thiết với việc giảm cân là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh (một phương pháp khác giúp hạ huyết áp). Chế độ dinh dưỡng hợp lý có lợi trong tất cả mọi bệnh. Một chế độ ăn giảm muối là đặc biệt quan trọng đối với việc hạ huyết áp vì muối sẽ gián tiếp làm tăng thể tích máu (bằng cách bổ sung thêm nước vào máu) và vì thế làm tăng huyết áp.

Một trong những chế độ ăn phổ biến nhất cho những người điều trị bệnh cao huyết áp được gọi là chế độ ăn DASH, viết tắt của cụm từ Dietary Approaches to Stop Hypertension. Chế độ ăn DASH (chế độ ăn ít natri, ít chất béo và nhấn mạnh đến việc dùng nhiều trái cây, rau quả cũng như các loại ngũ cốc) là một nghiên cứu do Chính phủ Liên Bang tiến hành. So sánh giữa hai nhóm, một nhóm tuân theo chế độ ăn bình thường của người Mỹ với một nhóm tuân theo chế ăn uống coi trọng việc dùng trái cây và rau quả, kết quả cho thấy những người theo chế độ ăn DASH sẽ giảm được lượng huyết áp trung bình 6 điểm đối với huyết áp tâm thu và 3 điểm đối với huyết áp tâm trương. Những người trong nghiên cứu được chẩn đoán bị cao huyết áp đã giảm được 11 điểm huyết áp tâm thu và 8 điểm huyết áp tâm trương. Chế độ ăn DASH cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc giảm đáng kể hàm lượng muối. Khi thực hiện chế độ ăn DASH, mỗi cá nhân được khuyên nên ăn không quá một phần tư muỗng muối mỗi ngày. Làm một phép so sánh, trung bình một người Mỹ ăn khoảng 4 muỗng muối mỗi ngày, nhiều hơn gần 15 lần so với khuyến cáo.

Tuy nhiên việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống đối với nhiều người thì không hề dễ dàng. Do đó việc dùng thuốc cũng là một sự lựa chọn dành cho họ trong khoảng thời gian họ đang cố gắng thay đổi lối sống hay đôi khi do bệnh cao huyết áp đã rất nghiêm trọng bắt buộc họ phải dùng thuốc kèm với thay đổi lối sống. Đối với nhiều người, việc điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc là điều thật sự khó khăn – vì luôn phải dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong cuộc chiến đấu với bệnh cao huyết áp, chiến lược tốt nhất là bạn phải nhận ra được những yếu tố nguy cơ mình đang có (chẳng hạn như có người trong gia đình bị mắc bệnh, bệnh béo phì hay không vận động thể chất) và hành động cho phù hợp. Với những người cao tuổi, huyết áp cao ở mức vừa phải thường ít nghiêm trọng hơn trường hợp tương tự ở những người trung niên. Nhưng ngay cả khi huyết áp tăng tối thiểu trước tuổi 50 thì vẫn rất quan trọng để tiến hành các bước thích hợp đảm bảo sức khỏe tuổi trung niên. Việc đạt được mức huyết áp bình thường là bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc đạt được sức khỏe lâu dài. Bệnh cao huyết áp có thể là một vấn đề phổ biến nhưng may mắn thay nó cũng có rất nhiều giải pháp chữa trị.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng cao huyết áp ở người cao tuổi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM