Luận văn ThS: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN: thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam

Luận văn ThS Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN nghiên cứu phân tích bối cảnh lịch sử, những đặc trưng điểm mạnh, điểm yếu và triển vọng phát triển của cơ chế này trong những năm tới

Luận văn ThS: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN: thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Quyền con người từ trước đến nay luôn được coi là chủ đề nhạy cảm trong khu vực Đông Nam Á, vì thế thường không được đưa vào chương trình nghị sự các phiên họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, sự ra đời của Hiến chương ASEAN vào năm 2007, trong đó có cam kết thành lập một cơ quan nhân quyền mà sau đó được cụ thể hóa vào năm 2009 với sự ra đời của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR), đã đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với sự phát triển nhân quyền tại khu vực này.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới và khu vực, trong đó có cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ASEAN. Nhiều kiến thức, thông tin trong các công trình này đã được trích dẫn, phân tích, kế thừa, phát triển trong luận văn này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện và chuyên sâu về cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ASEAN, đặc biệt là về triển vọng phát triển và tác động của cơ chế này với việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn này vẫn cần thiết để góp phần khỏa lấp khoảng trống tri thức, thông tin về các vấn đề đã nêu

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Làm rõ thực trạng và viễn cảnh phát triển của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở ASEAN, bao gồm những yếu tố đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực tác động lên cơ chế này; những điểm khác biệt của cơ chế này so với các cơ chế khu vực khác về nhân quyền

Đề xuất những giải pháp vận dụng cơ chế nhân quyền ASEAN để tăng cường hòa nhập quốc tế, khu vực và nâng cao năng lực về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người; pháp luật quốc tế về quyền con người

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm

1.5 Những nét mới của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên phân tích một cách toàn diện về bối cảnh hình thành, cấu trúc tổ chức, phương thức hoạt động của cơ chế nhân quyền ASEAN. Luận văn không dừng lại ở việc phân tích thực trạng như nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, mà còn đưa ra dự đoán về viễn cảnh phát triển của cơ chế nhân quyền ASEAN dựa trên việc khảo sát bối cảnh đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực

2. Nội dung

2.1 Khái quát về các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền quốc tế và khu vực

Nhận thức về nhân quyền và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền

Các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền quốc tế và khu vực hiện nay

2.2 Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN

Lịch sử thành lập và phát triển của ASEAN

Những yếu tố thúc đẩy và việc thành lập cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền tại ASEAN

Những cấu thành chủ yếu của cơ chế bảo vệ  và  thúc  đẩy  nhân quyền ASEAN

Triển vọng và xu hướng phát triển của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ASEAN

2.3 Tác động và việc vận dụng cơ chế nhân quyền ASEAN ở Việt Nam

Khái quát về việc bảo đảm  nhân quyền ở Việt Nam

Ảnh hưởng của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ASEAN với Việt Nam

Giải pháp vận dụng cơ chế  nhân quyền ASEAN ở Việt Nam

3. Kết luận

Luận văn này đã phân tích các đặc điểm của cơ chế nhân quyền khu  vực. Cơ chế khu vực đóng vai trò cơ bản trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, nó thực thi hữu hiệu các tiêu chuẩn phổ quát về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền theo các chuẩn mực quốc tế. Về cơ bản, các cơ chế nhân  quyền khu vực giúp cho các nước và người dân trong khu vực dễ dàng tiếp cận hơn, ngoài ra, trong khi cơ chế toàn cầu chỉ đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thì cơ chế khu vực có những quy định cụ thể hơn, nó cũng được thành lập và vận hành dựa trên nhu cầu, các ưu tiên và điều kiện cá biệt, phù hợp hơn với một khu vực cụ thể nào đó. Mặc dù chưa có một quy định cụ thể rằng một cơ chế nhân quyền khu vực phải bao gồm những thành phần gì nhưng qua phân tích một số các cơ chế nhân quyền khu vực, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung cho cơ chế nhân quyền

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (2010), (đồng chủ biên), Giáo trình lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Nxb Đại học quốc gia.

Tạ Quang Đạo, “Phát huy dân chủ, đề cao quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, tại: http://www.tapchicongsan. org.vn/Home/Tieu- diem/2013/20869/Phat-huy-dan-chu-de-cao-quyen-lam-chu-cua-nhan- dan.aspx. (Truy cập ngày 29/05/2013)

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM