Luận văn ThS: Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về quyền con người của liên hợp quốc tác động và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam

Luận văn ThS Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về quyền con người của liên hợp quốc làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và những yêu cầu của Cơ chế UPR của Liên Hợp quốc với  các  quốc gia, những tác động của cơ chế này đối với Việt Nam, cũng như thực trạng và phương hướng hoàn thiện phương thức tổ chức thực hiện cơ chế quan trọng này ở nước ta

Luận văn ThS: Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về quyền con người của liên hợp quốc tác động và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong báo cáo của mình trước nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc theo Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) của Liên Hợp quốc về tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên (ngày 8 tháng 5 năm 2009), Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh rằng con người là trung tâm của các chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam coi trọng Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể và nghiêm túc chuẩn bị báo cáo theo cơ chế này, coi đây không chỉ là việc thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên Liên Hợp quốc, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền mà còn là cơ hội để các cơ quan, tổ chức và đại diện các tầng lớp nhân dân Việt Nam xem xét toàn diện các chính sách, luật pháp và thực tiễn đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam

1.2 Tình hình nghiên cứu

Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người là một thủ tục mới được Liên Hợp quốc thiết lập, do Hội đồng nhân quyền (HRC) thực hiện, nhằm kiểm điểm việc thực hiện tổng thể các quyền con người ở mỗi quốc gia thành viên Liên Hợp quốc.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về quyền con người và Cơ chế UPR đã được một số chuyên gia đề cập dưới các góc độ và ở những phạm vi khác nhau. Một số công trình tiêu biểu có thể kể như: Bộ sách về quyền con người được triển khai trong khuôn khổ dự án “Diễn đàn giáo dục về quyền con người” do PGS.TS Võ Khánh Vinh là chủ biên; “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS Vũ Công Giao và Ths. Lã Khánh Tùng đồng chủ biên

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Phân tích đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị, bảo vệ Báo cáo UPR của Việt Nam năm 2009 và việc tiếp thu, tổ chức thực hiện những khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc sau khi bảo vệ báo cáo

Phân tích tác động của cơ chế này, đặc biệt là đến việc tăng cường năng lực thực thi, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, với Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhân quyền. Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh

1.5 Những nét mới của luận văn

Luận văn là một công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về Cơ chế UPR và việc thực hiện cơ chế này ở Việt Nam. Vì vậy, nó cung cấp một lượng kiến thức, thông tin tương đối đầy đủ, cũng như những đánh giá và khuyến nghị mang tính hệ thống về vấn đề, điều mà còn thiếu trong các công trình nghiên cứu về quyền con người hiện có ở nước ta

2. Nội dung

2.1 Cơ chế Đánh giá Định kỳ toàn thể về quyền con người của Liên Hợp quốc

Một số khái niệm cơ bản

Sự ra đời, tiến trình, mục đích của cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể

Tổ chức thực hiện Cơ chế báo cáo đánh giá định kỳ toàn thể

Nội dung và những yêu cầu chính của cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể

2.2 Thực tế tổ chức thực hiện Cơ chế đánh giá Định kỳ toàn thể về quyền con người của Liên Hợp quốc ở Việt Nam

Khái quát quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về quyền con người

Tổ chức và thực hiện cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể chu kỳ I ở Việt Nam

Nhận xét về việc tổ chức, thực hiện cơ chế báo cáo đánh giá định kỳ toàn thể Chu kỳ I của Việt Nam

2.3 Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện Cơ chế Đánh giá Định kỳ toàn thể về quyền con người của Liên Hợp quốc ở Việt Nam

Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể tại Việt Nam

Công tác chuẩn bị báo cáo đánh giá định kỳ toàn thể chu kỳ II của Việt Nam

Giải pháp hoàn thiện cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể tại Việt Nam

3. Kết luận

Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người là một cơ chế mới và độc đáo của Liên Hợp quốc nhằm kiểm điểm việc thực hiện tổng thể các quyền con người ở mỗi quốc gia thành viên Liên Hợp quốc. Cơ chế UPR cung cấp một cơ hội cho tất cả các quốc gia tuyên bố những hành động mà họ đã thực hiện để đảm bảo sự cải thiện tình hình nhân quyền ở các quốc gia mình. Hiện tại cơ chế UPR đã thực hiện xong chu kỳ kiểm điểm lần thứ nhất và đang tiến hành chu kỳ thứ hai. Qua những lần kiểm điểm này, việc đảm bảo và thực thi quyền con người trên thế giới được nâng cao, thông qua việc các quốc gia thực hiện các cam kết, giải đáp các khuyến nghị nêu ra trước Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quố

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Bộ Ngoại giao (2006), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Ngoại giao (tháng 11/2013), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam (Dự thảo), Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM