Luận văn ThS: Điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội

Luận văn ThS Điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội đánh giá đúng thực trạng hoạt động điều tra các vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong ngành ngân hàng tại Hà Nội" của lực lượng Cảnh sát điều tra, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong hoạt động điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng" trong thời gian tới.

Luận văn ThS: Điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn Thành Phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây, ngân hàng đã trở thành công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế, huy động vốn cho các dự án, là trung tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, nơi tập trung khối lượng tiền, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các tài sản quý. Do đó, ngân hàng đã trở thành mục tiêu, điểm đến của các đối tượng tội phạm để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung đã được đề cập trong một số công trình khoa học ở các cấp độ luận văn, luận án, bình luận khoa học, đề tài khoa học các cấp và dưới dạng các bài báo khoa học. Các tác giả đã đề cập nghiên cứu các nội dung liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung trên các phương diện khác nhau thuộc các chuyên ngành Luật hình sự, tố tụng hình sự và cả tội phạm học

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng hoạt động điều tra các vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong ngành ngân hàng tại Hà Nội" của lực lượng Cảnh sát điều tra, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong hoạt động điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng" trong thời gian tới.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: 

Những vấn đề lý luận về hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực trạng hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là: Hoạt động điều tra các vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng" của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu - Điều tra vụ án Lừa đảo CĐTS trong phạm vi luận văn này được giới hạn hiểu theo nghĩa là hoạt động điều tra vụ án lừa đảo CĐTS

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu dựa trên cơ sở nhận thức lý luận về phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước và pháp luật về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phương pháp luận nghiên cứu của Luận văn được thực hiện theo phương pháp luận của khoa học Luật tố tụng hình sự, trong đó có sử dụng tri thức của các lĩnh vực khoa học Luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học cũng như cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học.

Phương pháp nghiên cứu, lý luận, phân tích, hệ thống, đối chiếu, suy luận, logic… được sử dụng để làm rõ các vấn đề thực trạng về hoạt điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng từ thực tiễn tỉnh Công an thành phố Hà Nội.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài góp phần bổ sung hoàn thiện hơn về vấn đề lý luận về điều tra vụ án hình sự nói chung, điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về điều tra vụ án hình sự.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được nghiên cứu, sử dụng trong thực tiễn chỉ đạo và tiến hành hoạt động điều tra các vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng", góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng" của lực lượng Cảnh sát điều tra nói chung, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội nói riêng.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận về điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản lĩnh vực ngân hàng

Một số vấn đề lý luận về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng

Nhận thức về điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng

2.2 Thực trạng hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội

Tình hình, đặc điểm có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội

Tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội trong hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng

Hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội

Nhận xét và đánh giá về hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội trong thời gian qua

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội

Dự báo một số tình hình có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn về tội phạm Lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động điều tra loại tội phạm này, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm Lừa đảo CĐTS nói chung và tội phạm Lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

4. Tài liệu tham khảo

112 Bản án của các Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hà Nội trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2019 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng.

Luật sư Phạm Tuấn Anh (2016), “Một số dấu hiệu cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Công an (2015), Quyết định số 1319/QĐ-BCA-C41, ngày 20/3/2015, Ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân.
 

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM