Luận văn ThS: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng. 

Luận văn ThS: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thách thức lớn nhất là năng lực cạnh tranh. Dù hàng hoá của Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và khu vực thị trường khác nhau, nhưng nếu so sánh một cách tương đối với sản phẩm cùng loại của các nước (ngay cả với các nước lân cận có trình độ phát triển tương đương) thì sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của Việt Nam nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành như :

  • Trần Trung Hiếu (2004) với đề tài: ’’Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội’’ luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
  • Nguyến Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiền (2004) : Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam : những thách thức chủ yếu, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 5).
  • TS Phan Trọng Phức: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2007.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá.

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng.

Đề xuất những giải pháp cả ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 

Đề tài không nghiên cứu đối với tất cả các DNNVV thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hoá nhấn mạnh vào các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang có những ưu thế nhất định như nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ nhựa gia dụng…. 

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để hệ thống các vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng các phương pháp khác như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
  • Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh hội nhập
  • Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong xuất khẩu
  • Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV một số nước trên thế giới và bài học cho các DNNVV Việt Nam

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam

  • Vài nét về hoạt động xuất khẩu của các DNNVV
  • Thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam
  • Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam

2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam

  • Những thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
  • Định hướng phát triển các DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới
  • Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các lý luận, quan điểm khác nhau, đề tài đã đạt được về cơ bản những kết quả như sau: Hệ thống hoá được cơ sở luận để phân tích và nhìn nhận vấn đề năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp và của sản phẩm. Trên cơ sở đó đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng cũng như các công cụ cần thiết tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tập trung phân tích thực trạng tình hình tạo dựng năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam trên các khía cạnh chủ yếu như thị phần của DNNVV, mặt hàng và chất lượng sản phẩm của các DNNVV để từ đó có thể chỉ ra những tồn tại trong các DNNVV Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV Việt Nam trong giai đoạn tới. Đây là nhóm các giải pháp theo tiếp cận cả ở góc độ doanh nghiệp cả trên góc độ quản lý nhà nước của các cấp từ trung ương đến các địa phương, các ngành, các hiệp hội ngành hàng.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Thương mại (2006), Báo cáo Phát triển doanh nhiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010.

Bộ Thương mại (2000), Đề tài NCKH cấp Bộ. Giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu đối với các DNNVV tại tp. Hồ Chí Minh từ nay đến 2020”. Mã số B1999- 78-051

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Thương mại, Giao thông vận tải, Khoa học & công nghệ, Lao động thương binh và xã hội, Tài nguyên và môi trường, Tài chính, Công nghiệp, Ngân hàng nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng, (2006), Báo cáo phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010

Báo cáo về phát triển xuất khẩu nông sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, (2005).

4.2 Tiếng Anh

Micheal Porter. The Competitive Advantage of Nation. "To achieve competitive success, firms from the nation must possess a competitive advantage in the form of either lower cost or differentiated products that command premium prices. To sustain advantage, firms must achieve more sophisticated competitive advantage overtime, through providing higher - quality products and services or producing more efficently". The Free Press 1990.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:16/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM