Luận văn: Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận văn Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi cá nước ngọt và hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt. Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt của các hộ nông dân trên địa bàn phường Thủy Phương, xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động này.

Luận văn: Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước những thuận lợi và khó khăn, cần giải quyết những mặt còn tồn tại nhằm hướng tới phát triển ngành nuôi cá nước ngọt một cách bền vững lâu dài, trước tiên là phải tạo được lòng tin vững chắc của người dân vào kế hoạch phát triển chung của ngành nuôi cá nước ngọt, nhằm tránh được hiện trạng sản xuất tự phát, gây mất ổn định giữa cung và cầu về sản phẩm trên thị trường, tránh sự biến động giá cả. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi cá nước ngọt và hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt. 

Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt của các hộ nông dân trên địa bàn phường Thủy Phương, xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động này

Đánh giá tiềm năng cũng như những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nuôi cá nước ngọt của các hộ nông dân tại địa phương.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khăn hiện nay ở các hộ nuôi cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt trên địa bàn phường trong thời gian tới .

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, tình hình nuôi cá nước ngọt của phường Thủy Phương qua các năm 2012-2014.

Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương cụ thể điều tra 60 hộ ở phường Thủy Phương.

Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Phương pháp tổng hợp và phân tích

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp toán kinh tế

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

2.2 Hiệu quả nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy

Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương

Tình hình nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương

Tình hình nuôi cá nước ngọt của các hộ điều tra ở phường Thủy Phương

Kết quả và hiệu quả nuôi cá nước ngọt của các hộ điều tra ở phường Thủy Phương

Vận dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố đầu vào với năng suất nuôi cá nước ngọt theo hình thức bán thâm canh ở phường Thủy Phương

Phân tích chuổi cung sản phẩm

2.3 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương

Định hướng và mục tiêu phát triển

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá nước ngọt ở phường Thuỷ Phương

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất: Nuôi cá nước ngọt ở ruộng lúa đả trở thành ngành kinh tế quan trọng của phường Thủy Phương. Trong năm 2014 hoạt động nuôi cá nước ngọt đã đạt được những thành công nhất định, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn phường. Thứ hai: Các nông hộ nuôi cá nước ngọt chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm đúc kết được qua những vụ nuôi cùng với kiến thức tiếp thu được từ những lớp tập huấn kỹ thuật do các cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông, phòng thủy sản thị xã Hương Thủy triển khai. Thứ ba: Ngành nuôi cá nước ngọt theo hình thức bán thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. 

3.2 Kiến nghị

Đối với nhà nước:

Có các chính sách hổ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ nuôi yên tâm trong quá trính sản xuất. Những đối tược hộ trong quá trình sản xuất cá làm ăn thua lỗ thì nên có chính sách thích hợp hơn như giãn nợ cho vay để người dân tái đầu tư sản xuất.

Ban hành các chính sách kịp thời để hỗ trợ người dân trong quá trình tiếp cận với nguồi vốn

Đối với chính quyền địa phương:

Công tác chuyển giao kỹ thuật cần gắn với thông tin thị trường để giúp nông dân có đủ các thông tin kinh tế, kỹ thuật tự lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của mình và đáp ứng yêu cầu thị trường sản phẩm không bị ứ đọng.

Tạo điều kiện tốt nhất cho bà con ngư dân phát triển sản xuất, tăng cường cho vay vốn phục vụ sản xuất nuôi trồng với lãi suất thấp.

Về phía hộ nuôi trồng thủy sản:

Nâng cao về trình độ củng như hiểu biết về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản. tham gia các lớp học tập huấn kỹ thuật hội thảo để hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm.

Tuân thủ đúng lịch thời vụ, tránh thả sớm hoặc muộn so với chỉ thị hướng dẫn của chi cục NTTS.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc, quản lý hồ nuôi, kịp thời phát hiện nhứng hiện tượng bất thường, có biện pháp xử lý nhanh chóng để ngăn chặn dịch bệnh.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Minh (2011), Khóa luận tốt nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An. Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế.

Đỗ Thị Thảo (2009), Khóa luận tốt nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ xã An Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế.

Lê Sỹ Hùng (2009), Bài giảng kinh tế vĩ mô 2, Đại học kinh tế Huế.

Trần Bình Thám (2010), Bài giảng kinh tế lượng, Đại học Kinh tế Huế.

Trần Văn Hoà, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM