Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Một nhà quản trị giỏi họ không bao giờ bị tác động chi phối của thị trường bên ngoài. Họ luôn vạch ra một hướng đi cho mình và thậm chí cố gắng tác động để dẫn dắt cả thị trường đi theo hướng này. Trong công việc họ luôn hoạch định sẵn chiến lược kinh doanh để cho nhân viên có định hướng làm việc. Vậy quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung tài liệu Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được eLib chia sẻ sau đây.

Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

1. Hoạch định chiến lược là gì?

“Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó” Là câu nói yêu thích của Steve Jobs được trích từ cầu thủ khúc quân cầu nổi tiếng.

Quá khứ thì luôn ở sau lưng, hiện tại là thời điểm tức thời, và mục tiêu trước mắt là tương lai. Hãy luôn biết cách điều khiển tương lai hơn là chăm chú vào quá khứ. Với một nhà quản trị, luôn phải đặt ra mọi tình huống, mọi trường hợp rồi phán đoán tìm ra phương án tối ưu để vận hành “đoàn tàu” của mình. Trong các tình huống ấy, phải đặt được cả những tình huống khả quan và tình huống bất lợi.

Lợi thế của việc đặt tính huống và trả lời “Nếu… thì…” này có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.

Khi tình huống khả quan là sự thật, thì doanh nghiệp lúc này sẽ không chỉ “bay trên mây” mà còn “bay cao, bay xa hơn”. Tránh trường hợp, khi doanh nghiệp đạt được một chút thành tích gì đó rồi tự mãn với những gì đã đạt được quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp theo. Khi đó, doanh nghiệp sẽ và mãi “giậm chân tại chỗ” thậm chí là “tụt hậu”.

2. Phân loại hoạch định và các bước trong quy trình hoạch định chiến lược

Hoạch định được xem là chức năng quản trị tiên quyết vì nó định hướng cho các chức năng quản trị còn lại. Trong tổ chức, hoạch định được phân chia thành 2 loại: Hoạch định chiến thuật và hoạch định chiến lược.

Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược

  • Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn.
  • Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
  • Hình thành các mục tiêu chung.
  • Tạo lập và chọn lựa các chiến lược.
  • Phân bổ các nguồn lực để tạo mục tiêu.

2.1 Những đặc tính cơ bản của chiến lược

Chiến lược phát triển cung cấp tầm nhìn tổng quát, mục tiêu phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia và tổng hợp các chính sách để thực hiện các mục tiêu đó. Đó là một phương tiện để quản lý, theo đuổi những lựa chọn để đảm bảo đối tượng chiến lược có khả năng cạnh tranh hướng đến phát triển. Chiến lược phát triển thường có 2 chức năng cơ bản là: chức năng phát triển và chức năng quản lý phát triển.

Tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải có tính hệ thống và đã mang tính hệ thống thì nó phải có tính ổn định tương đối. Theo nguyên tắc động học, nếu tác động vào một hoặc một vài phân hệ thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các phân hệ khác còn lại. Vì thế chỉ xem xét một số phân hệ mà bỏ qua các phân hệ khác sẽ có thể làm cho hệ thống rối loạn hơn là làm cho hệ thống phát triển. Đó là vấn đề mà các chiến lược gia cần chú ý. Trên nguyên tắc hệ thống, chiến lược phát triển đề cập đến những vấn đề toàn cục, những vấn đề mang ý nghĩa điểm huyệt, có sức gây công phá lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Tính bao quát: Chiến lược phát triển bao quát những vấn đề dài hạn, vừa đề cập thỏa đáng những vấn đề ngắn hạn có tính quyết định (vì khi những vấn đề ngắn hạn được giải quyết sẽ tạo nền tảng vật chất để thực hiện những vấn đề dài hạn), vừa khuếch trương quy mô lớn vừa coi trọng quy mô vừa và nhỏ.

Tính chọn lựa: Thời kỳ chiến lược thường là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm, tuy không phải là ngắn nhưng cũng không đủ để làm tất cả mọi việc. Trong khi nguồn lực phát triển là có hạn và luôn biến đổi. Các yếu tố huy động cho phát triển ở mỗi thời kỳ sẽ thay đổi. Do đó, chiến lược phát triển phải chọn lựa những vấn đề then chốt để tìm cách giải quyết.

Tính linh hoạt và mềm dẻo: Chiến lược phát triển phải có khả năng điều chỉnh nhanh, thích ứng rộng, phù hợp với hoàn cảnh.

Tính dài hạn: Những vấn đề lớn và phức tạp có ý nghĩa chiến lược thường cần nhiều thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên, trong chiến lược có vấn đề sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn, cũng có nhiều vấn đề phải được giải quyết trong thời gian dài.

Tính thời đại: Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Tính thời đại biểu hiện ở tính hiện đại, tính liên kết, không chỉ và không quá bó hẹp bởi ranh giới hành chính của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng, một quốc gia phải cùng các quốc gia khác phát triển. Những thành tựu của nhân loại phải được phát huy và những thất bại của thế giới phải được rút kinh nghiệm và tránh.

Tính cụ thể và tính lượng hóa: Tính cụ thể trước hết thể hiện ở việc mục tiêu chiến lược phải cụ thể các vấn đề trọng yếu mà chiến lược đề cập (hay những nhiệm vụ chiến lược phải làm), các bước thực hiện và tổ chức thực hiện cũng phải được thể hiện một cách cụ thể. Tính lượng hóa được thể hiện ở việc làm rõ mục tiêu tổng quát cần tính toán dự báo các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu cụ thể phải được tính toán và thể hiện bằng con số với biên độ nhất định nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng quát của chiến lược.

Như vậy, Chiến lược phát triển phải là một văn kiện chứa đựng tinh thần cơ bản của đường lối phát triển (một công ty, một ngành, một quốc gia) cho một thời kỳ dài hạn, nó phản ánh chủ đề ý tưởng tổng quát, cơ bản về phát triển; nó bao quát mục tiêu, hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách thức và phương tiện biến mục tiêu quan điểm ấy thành hiện thực về phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia trong thời kỳ chiến lược.

2.2 Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật

Mục đích: 

  • Hoạch định chiến lược: Bảo đảm hiệu qủa và sự tăng trưởng trong dài hạn.
  • Hoạch định chiến thuật: Phương tiện để thực thi các kế hoạch chiến lược.

Đặc tính: 

  • Hoạch định chiến lược: Tồn tại và cạnh tranh như thế nào?
  • Hoạch định chiến thuật: Hoàn thành các mục tiêu như thế nào?

Thời gian:

  • Hoạch định chiến lược: Dài hạn: 2 năm hoặc hơn.
  • Hoạch định chiến thuật: Thường 1 năm hoặc ngắn hơn.

Tần suất hoạch định: 

  • Hoạch định chiến lược: Mỗi lần thường 3 năm. 
  • Hoạch định chiến thuật: Mỗi lần 6 tháng trong năm.

Điều kiện để ra quyết định:

  • Hoạch định chiến lược: Không chắc chắn và rủi ro.
  • Hoạch định chiến thuật: Ít rủi ro.

Cấp quản lý

  • Hoạch định chiến lược: Nhà QT cấp trung và cấp cao.
  • Hoạch định chiến thuật: NV, nhà quản trị cấp trung gian.

Mức độ chi tiết

  • Hoạch định chiến lược: Thấp.
  • Hoạch định chiến thuật: Cao.

2.3 Quy trình hoạch định chiến lược

Bước 1: Xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp;

Bước 2: Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài (có thể sử dụng mô hình PESTEL hoặc mô hình 5 áp lực cạnh trạnh);

Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp (phân tích theo chuỗi giá trị của Porter hoặc theo các nguồn lực của doanh nghiệp);

Bước 4: Phân tích Ma trân SWOT cho doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược định hướng cho doanh nghiệp.

3. Quy trình 5 bước hoạch định chiến lược kinh doanh

Một nhà quản trị giỏi họ không bao giờ bị tác động chi phối của thị trường bên ngoài. Họ luôn vạch ra một hướng đi cho mình và thậm chí cố gắng tác động để dẫn dắt cả thị trường đi theo hướng này. Trong công việc họ luôn hoạch định sẵn chiến lược kinh doanh để cho nhân viên có định hướng làm việc. Vậy quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh là gì.

Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm 5 bước:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Bước 2. Đánh giá thực trạng

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ---

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM