Luận văn ThS: Hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Thành Phố Hải Phòng

Luận văn ThS  Hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Thành Phố Hải Phòng phân tích đánh giá một cách toàn diện hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng nhằm đưa ra một số giải pháp, nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Luận văn ThS: Hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Thành Phố Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nói chung. Tòa án thực hiện xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử là một chuỗi mắt xích có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi xét xử, Tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo dân chủ, khách quan trong quá trình xét xử vụ án.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Đối với đề tài về quyền, nghĩa vụ, chức năng, vai trò cũng như hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đến nay cũng đã khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học cũng đã thể hiện được tương đối rõ đôi nét về địa vị pháp lý, hoạt động luật sư khi tham gia quá trình tố tụng hình sự và giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tuy nhiên, mỗi bài viết và công trình nghiên cứu khoa học lại thể hiện rõ ở một góc độ nghiên cứu riêng và từng giai đoạn phát triển của nền tố tụng hình sự theo chuyển biến của thời gian.

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu về mặt lý luận, hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó, phân tích đánh giá một cách toàn diện hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng nhằm đưa ra một số giải pháp, nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Trên cơ sở các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Phân tích, đánh giá và làm rõ quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề về lý luận, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động bào chữa của luật sư (luật sư bào chữa) và người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Thực tiễn về hoạt động bào chữa của luật sư và của người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng.

Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn xung quanh hoạt động bào chữa của luật sư và hoạt động bào chữa của người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy pháp luật Việt Nam hiện hành trong mối liên quan với quy định của BLTTHS năm 2003.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, chính sách hình sự, phương hướng nhiệm vụ cải cách tư pháp. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, đối chiếu, thống kê

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình góp phần bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hoạt động của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, như khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa hoạt động của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy ở các trường nghiệp vụ, giảng dạy và thực tiễn áp dụng pháp luật.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Những vấn đề lý luận về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 

Quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2 Thực trạng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Tổng quan thực trạng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Đánh giá thực trạng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng 

2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Yêu cầu của cải cách tư pháp về vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

3. Kết luận

Hoạt động bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được hiểu là tất cả những việc mà pháp luật tố tụng hình sự cho phép người bị buộc tội hoặc người bào chữa được phép thực hiện nhằm mục đích hướng đến việc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, chứng minh sự vô tội, giảm nhẹ tội hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị buộc tội được bắt đầu kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án và kết thúc khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (đồng chủ biên), (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 

Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM