Lan cau tím - Làm thuốc trị đau mỏi

Lan cau tím là cây thảo địa sinh, có ở Đắc Lắc, Ninh Thuận và cũng được trồng phổ biến từ Bắc tới Nam, được dùng để chườm nóng, trị đau mỏi. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Lan cau tím - Làm thuốc trị đau mỏi

Lan cau tím, Cau diệp, Chu đinh lan  -  Spathoglottis plicata Blume, thuộc họ Lan  -  Orchidaceae.

1. Mô tả

Cây thảo địa sinh, cao đến 1m. Lá nhiều, mọc ở gốc, có bẹ ở đáy và tạo thành một thân giả cao 7cm, cuống dài 10 - 15cm, phình ở phần gốc, hẹp ở đoạn giữa, phình rộng đầu về phía trên thành phiến hình dải lụa, dài 30 - 40cm, rộng 2 - 3cm. Chùm hoa đứng cao 60 - 90cm, mang 3 - 4 lá như vẩy; lá bắc không rụng, cuống 2cm; bầu 15 - 17mm, có lông mịn, tím; phiến hoa tim tím hay trắng tro, môi có thuỳ bên to, tím đậm và hai cục chai vàng. Quả nang to bằng ngón tay cái.

Ra hoa quanh năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây  -  Herba Spathoglottis Plicatae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài cây của Xri Lanca, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, quần đảo Ryukyu, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Bắc úc châu, quần đảo Tây Thái Bình Dương. Ở nước ta, có ở Đắc Lắc, Ninh Thuận và cũng được trồng phổ biến từ Bắc tới Nam.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.

5. Ghi chú

Có loài Cau diệp ngà - Spathoglottis eburnea Gagnep, có củ hình nón, to bằng hạt dẻ, ít xơ, dùng ăn được.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Lan cau tím. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM