Mái dầm - Trị kiết lỵ

Mái dầm là cây thảo thủy sinh có thân ngầm trong bùn, thuộc họ Ráy, sống ở cửa sông và rừng ngập mặn ven biển, được dùng sắc uống giải nhiệt, trị kiết lỵ, rắn cắn, sốt rét,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Mái dầm - Trị kiết lỵ

Mái dầm - Cryptocoryne ciliata Wydler. thuộc họ Ráy - Araceae.

1. Mô tả

Cây thảo thuỷ sinh có thân ngầm trong bùn, to 15mm. Lá đứng hình giáo thon cao đến 30cm, nhọn hai đầu, gân phụ xéo, không dày lắm; cuống dài đến 20cm. Cụm hoa giữa lá, mo thân đo đỏ, mép có rìa dài, ống dài 15-17cm, phù ở gốc; buồng nhỏ, có phần đực cách phần cái; bầu 6-7 noãn. Quả nang có cạnh tròn, to 3-4cm; hạt dài 8mm.

Hoa quả tháng 5-8.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Cryptocorynes.

3. Nơi sống và thu hái

Cây sống ở cửa sông và rừng ngập mặn ven biển, ở các tỉnh phía Nam.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân rễ sắc uống giải nhiệt. Dùng trị kiết lỵ; phối hợp với cỏ gừng, cỏ Hàn the. Lá dùng ngoài trị rắn cắn (Viện Dược liệu).

Ở Trung Quốc, loài Cryptocoryne sinensis Merr. được dùng trị sốt rét; loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.

5. Ghi chú

Có một loài khác cùng họ Ráy là Aglaolora griffithii (Schott) Schott, cũng gọi là Mái dầm, có khi gọi là Mái chèo, rất phổ biến ở cửa sông có thuỷ triều, có dạng rất giống với loài trên, với lá có cuống dài tới 30-50cm, mo ngắn (5cm) và quả mọng nhỏ (1,5-2cm). Loài này có lá thường được dùng làm rau ăn.

Trên đây là một số thông tin về cây Mái dầm mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM